-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Chốt mô hình chính quyền đặc khu
Cho rằng, mô hình chính quyền đặc khu là một vấn đề mới, phức tạp, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, cũng như sự phát triển của các đặc khu, hôm qua (4/1), Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức tọa đàm về nội dung này.
Theo khẳng định của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, có hai phương án mô hình chính quyền đặc khu được đề xuất, thậm chí đã bắt đầu xuất hiện cả phương án 3 - vẫn có HĐND, UBND, nhưng Chủ tịch được trao quyền như Trưởng đặc khu. Song dù chọn phương án nào, thì nguyên tắc là mô hình đó “có thể khác luật khác nhưng phải hợp hiến”, tinh gọn, hiệu quả, tránh bộ máy nhiều tầng nấc, đồng thời phân cấp, phân quyền để đảm bảo việc hình thành và phát triển được các vùng động lực tăng trưởng mới của kinh tế đất nước, cũng như các “phòng thí nghiệm” về thể chế.
Vân Đồn, một trong 3 đặc khu kinh tế trong tương lai. |
Tuy vậy, một cách thẳng thắn, phát biểu tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, đã đến lúc phải “chốt” phương án tổ chức chính quyền địa phương các đặc khu, không nên bàn mãi, vì thời gian không còn nhiều. Theo kế hoạch, tháng 5 tới, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ được trình Quốc hội thông qua.
“Phương án 1 (mô hình chính quyền đặc khu được tổ chức theo hướng không có HĐND, UBND, mà thành lập thiết chế Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) mới là mô hình chuẩn. Lý do là, tất cả các ưu tiên của đặc khu đã được xác lập, bây giờ cần triển khai. Và nếu vậy, cần có quy trình tuyển chọn người tài, bởi nếu không có người tài thì những nhiệm vụ khổng lồ của việc thành lập và phát triển các đặc khu sẽ không thực hiện được”, ông Nguyễn Sĩ Dũng nói.
Phương án 1 trên thực tế cũng là phương án ưu tiên của Chính phủ khi trình Quốc hội. Đây cũng là phương án nhận được rất nhiều sự đồng tình của các chuyên gia, của dư luận, tuy vẫn còn những phân vân về tính hợp pháp của mô hình, cũng như cơ chế giám sát quyền lực đối với thiết chế Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
“Đừng quá cầu toàn, mà ngồi bàn mãi. Chúng ta sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quá trình vận hành. Tôi cũng ủng hộ phương án 1, đây là phương án hoàn toàn hợp hiến. Nếu không có bộ máy tương xứng với các cơ chế, chính sách vượt trội, mà vẫn giữ mô hình chính quyền kiểu cũ thì tôi tin là chúng ta không phát triển được các đặc khu”, ông Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiếp tục bày tỏ sự đồng tình phương án 1, phương án mà sẽ trao cho Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tới 20 nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 35 nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ; 12 thẩm quyền của HĐND tỉnh; 52 nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và 15 nhiệm vụ, quyền hạn của các sở.
“Mô hình này sẽ tạo đột phá về thể chế hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; bảo đảm tổ chức bộ máy và nhân sự tinh gọn, nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội của đặc khu và cũng phù hợp với yêu cầu thử nghiệm đổi mới bộ máy nhà nước theo Nghị quyết số 11/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương”, ông Phúc nói.
Còn ông Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, dù có phần ủng hộ phương án 2, song cũng khẳng định, cả hai phương án đều hợp hiến. Có nghĩa rằng, phân vân về việc tổ chức chính quyền địa phương đặc khu mà không có HĐND, UBND có vi hiến hay không đã được giải tỏa.
Ủng hộ thời gian giao đất 99 năm
Thời gian giao đất cho nhà đầu tư như thế nào trong các đặc khu cũng là một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm, ngay từ khi Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được đưa ra lấy ý kiến công luận, cũng như lần đầu tiên được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV vừa qua.
Dự thảo Luật đã đề xuất việc cho nhà đầu tư trong một số lĩnh vực ưu tiên được thuê đất trong thời hạn 99 năm và đây là một trong những điểm mà theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là sẽ tạo được một sự đột phá lớn.
Ủng hộ đề xuất này, GS-TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đổi mới này là cần thiết để tạo ưu đãi thực sự và tâm lý ổn định, đầu tư lâu dài, đầu tư công trình lớn cho các nhà đầu tư.
“Về thời hạn sử dụng đất cho các dự án đầu tư, các quốc gia đều xác định kể cả gia hạn từ 75 năm đến 100 năm. Yếu tố này khá quan trọng trong việc xác định tính đầu tư lâu dài cho nhà đầu tư. Để các nhà đầu tư yên tâm, nên xác định thời hạn giao đất dài hạn”, ông Đặng Hùng Võ nói.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý đất đai, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, Dự thảo Luật nên có những chính sách vượt trội hơn nữa trong các chính sách ưu đãi về đất đai. Chẳng hạn, Dự thảo Luật đề xuất cho phép các tổ chức kinh tế trong nước, doanh nghiệp nước ngoài được thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại địa phương. Song, theo ông Đặng Hùng Võ, hình như Ban Soạn thảo vẫn còn e ngại về việc xử lý tài sản thế chấp như thế nào khi người thế chấp không trả được nợ.
Ông Đặng Hùng Võ cũng than thở việc chính sách cho thế chấp bằng bất động sản ở Việt Nam tại các tổ chức tín dụng nước ngoài đã được đặt ra để xem xét gần 20 năm nay mà vẫn không được tiếp nhận. Trong khi đó, đây là một chính sách quan trọng nhằm tạo cơ hội để nhà đầu tư tiếp cận các nguồn tín dụng với lãi suất thấp. Ông Đặng Hùng Võ đề xuất việc nên cho phép áp dụng cơ chế thế chấp bằng bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, chứ không chỉ như đề xuất trong Dự thảo Luật.
Đồng tình với ý kiến của ông Đặng Hùng Võ, ông Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng, thời hạn cho thuê đất 99 năm là chấp nhận được, không phải mất thời gian làm các thủ tục hành chính liên quan đến gia hạn thời gian thuê, cũng như để nhà đầu tư an tâm.
Rốt ráo thẩm định đề án thành lập các đặc khu
Trước khi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức tọa đàm về Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, thì Hội đồng thẩm định của Ban đề án thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cũng tới Phú Quốc để khảo sát việc thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại đây. Kế hoạch tiếp theo, Hội đồng sẽ đến Vân Đồn và Bắc Vân Phong để thẩm định các đề án thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt này.
Thông tin từ ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hội đồng thẩm định đã xây dựng 12 tiêu chí để tiến hành việc thẩm định các đề án xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Về cơ bản, các tiêu chí này đã nhận được sự nhất trí của các bên liên quan và sẽ tiếp tục được hoàn thiện.
12 tiêu chí ban đầu được xác định là liên quan đến sự cần thiết của đề án; căn cứ xây dựng đề án; kết cấu bố cục của đề án; việc thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; định hướng phát triển các ngành nghề, lĩnh vực của đặc khu; định hướng phát triển hạ tầng; cơ chế và các chính sách đặc thù; chính sách phát triển nguồn nhân lực; phương án sắp xếp cán bộ và các giải pháp thực hiện đề án. Với mỗi tiêu chí, Hội đồng thẩm định sẽ đánh giá theo một trong ba mức, là tốt, đạt, chưa đạt, để từ đó có cơ sở thẩm định chất lượng từng đề án - một cách làm rất khoa học và công tâm.
Theo kế hoạch, sau khảo sát, Hội đồng sẽ thẩm định, yêu cầu hoàn chỉnh từng đề án của 3 tỉnh, làm thủ tục để trình Chính phủ thông qua vào tháng 2/2018, sau đó trình Bộ Chính trị; phấn đấu trong năm 2018 trình Quốc hội phê duyệt, đồng thời ban hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025