
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang
-
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2012 và có hiệu lực từ 1/7/2013, khoản 4 Điều 1 quy định khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực hoặc lần điều chỉnh cuối cùng, Chính phủ phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với biến động giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
![]() |
Nguồn: Bộ Tài chính. Biểu đồ: H.Vân. |
Từ ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân, với mức giảm trừ 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc, áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.
Tại Nghị quyết số 1326/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh này tại Phiên họp thứ 50 vào tháng 10/2025.
Theo số liệu công bố của Cục Thống kê, CPI trong các năm gần đây tăng liên tục: 3,23% (2020), 1,84% (2021), 3,15% (2022), 3,25% (2023), và 3,63% (2024). Dự kiến CPI năm 2025 sẽ tăng khoảng 4,5-5%, nâng tổng mức tăng CPI giai đoạn 2020-2025 lên khoảng 21,24%, vượt ngưỡng 20% theo quy định, khẳng định sự cần thiết phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Ngoài ra, Nghị quyết số 192/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội 2025 đạt 8% trở lên, đồng thời dự báo tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5-5%, phù hợp với dự báo biến động giá cả nói trên.
Dựa trên cơ sở này, Bộ Tài chính đã soạn thảo dự thảo Nghị quyết điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, nhằm đảm bảo thu nhập thực tế của người nộp thuế phù hợp với biến động giá cả và thu nhập kể từ năm 2020, góp phần nâng cao đời sống, khuyến khích lao động, kích thích chi tiêu hộ gia đình và tiêu dùng xã hội, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hai phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh được đề xuất như sau:
Phương án 1: Điều chỉnh mức giảm trừ theo biến động CPI, cụ thể mức giảm trừ cho người nộp thuế là 13,3 triệu đồng/tháng (159,6 triệu đồng/năm) và mỗi người phụ thuộc là 5,3 triệu đồng/tháng. Phương án này dựa trên biến động giá tiêu dùng giai đoạn 2020-2025 và đảm bảo phù hợp với luật hiện hành, phản ánh đúng mức chi tiêu thiết yếu và trượt giá thực tế.
Phương án 2: Điều chỉnh mức giảm trừ theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người giai đoạn 2020-2025. Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế sẽ tăng lên 15,5 triệu đồng/tháng (186 triệu đồng/năm) và mỗi người phụ thuộc là 6,2 triệu đồng/tháng. Phương án này nhằm giúp người nộp thuế được giảm nghĩa vụ thuế ở mức cao hơn, đồng thời thể hiện sự hưởng lợi thực tế từ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ Tài chính cho biết, phương án 2 sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân ở mức cao hơn so với phương án 1, nhưng đổi lại sẽ giúp tăng thu nhập khả dụng của người dân, thúc đẩy tăng chi tiêu hộ gia đình và tiêu dùng xã hội. Qua đó, có thể gián tiếp tăng thu ngân sách nhà nước từ các nguồn thu khác trong trung và dài hạn.
Trong khi đó, phương án 1 sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước nhưng mức giảm sẽ thấp hơn so với phương án 2. Dù mức giảm trừ gia cảnh cao hơn, nhưng sẽ giúp cải thiện đáng kể đời sống người nộp thuế, đặc biệt là nhóm thu nhập thấp.
Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh lại mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết, nhằm thích ứng với biến động của giá cả và thu nhập của người dân trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay. Điều này không chỉ giúp đảm bảo công bằng và hợp lý trong chính sách thuế mà còn hỗ trợ người dân nâng cao đời sống, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế thông qua việc kích thích tiêu dùng và chi tiêu hộ gia đình.
Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh dự kiến sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định vào Phiên họp thứ 50 diễn ra trong tháng 10/2025. Các ý kiến góp ý của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan được Bộ Tài chính đánh giá cao nhằm hoàn thiện phương án điều chỉnh phù hợp nhất cho thực tiễn.
-
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân -
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long -
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng -
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới