Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 05 năm 2024,
Đà Lạt: Thêm lò phản ứng hạt nhân thứ hai
Thanh Hương - 20/03/2014 15:38
 
Ông V.A.Pershukov, Phó tổng giám đốc Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga - Rosatom vừa cho hay, Trung tâm Công nghệ và Nghiên cứu hạt nhân tại Việt Nam do Liên bang Nga hỗ trợ sẽ được triển khai tại Đà Lạt và Hà Nội trong năm 2014.   >>> Tận mắt khám phá Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt >>> Nền tảng hợp tác đầu tư Nga - Việt  là năng lượng >>> Người dân Ninh Thuận thăm lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt >>> Báo cáo khả thi Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận I >>> Chọn đầu tư điện hạt nhân hay điện gió?

Theo ông V.A Peshukov cho biết, năm 2011, hai nước đã ký thoả thuận giữa hai chính phủ tại Hà Nội về việc xây dựng Trung tâm công nghệ và nghiên cứu hạt nhân mới. Theo kế hoạch, Nga cũng hỗ trợ tín dụng cho dự án này với số tiền tương đương 500 triệu USD.

V.A.Pershukov, Phó tổng giám đốc Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom
Ông V.A.Pershukov, Phó tổng giám đốc Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom

“Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Rosatom đã thống nhất được báo cáo tiền khả thi về xây dựng Trung tâm gồm 1 lò phản ứng công suất 15 MW. Như vậy, so với quy mô 500 kW của Lò phản ứng đang đặt tại Đà Lạt, thì quy mô của lò nghiên cứu sắp xây dựng lớn gấp 30 lần.

Theo kế hoạch, Trung tâm sẽ có hai cơ sở đặt tại Đà Lạt và Hà Nội. Trong đó, cơ sở tại Đà Lạt sẽ có lò phản ứng hạt nhân mới, còn cơ sở thứ 2 của Trung tâm đặt không xa Hà Nội sẽ tập trung nghiên cứu lý thuyết và tính toán máy tính cùng các thử nghiệm không có chất phóng xạ”, ông V.A.Pershukov cho biết.

Dự kiến, Trung tâm sẽ được khởi công năm 2015 và tới năm 2020 sẽ hoàn tất để đi vào hoạt động. Song song với đó, phía Rosatom cũng triển khai đào tạo các chuyên gia, nhân viên vận hành cho Trung tâm nghiên cứu này với việc có 10 người Việt Nam đầu tiên sẽ tới Nga để học tập về lò nghiên cứu bắt đầu từ năm 2014.

Trung tâm được thành lập được kỳ vọng đáp ứng các nhu cầu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật liên quan với mục tiêu đào tạo nhân sự cho dự án điện hạt nhân của Việt Nam, tổ chức nghiên cứu ứng dụng bức xạ hạt nhân trong sản xuất chất liệu công nghiệp, công nghệ sinh học, dược phẩm, điều khiển học và tự động hoá.

Tâm lò phản ứng hạt nhân Đà Lại hiện nay với công suất 500 kW
Tâm lò phản ứng hạt nhân Đà Lại hiện nay với công suất 500 kW

Nói về những e ngại của người dân địa phương về việc sẽ có thêm 1 lò phản ứng nghiên cứu tại Đà Lạt, ông V.A.Pershukov cũng nhấn mạnh, nhiều thủ đô và thành phố của các nước phát triển như như Nga, Pháp, Áo hay Hà Lan đều có lò nghiên cứu đặt trong thành phố, bởi đó là những nơi hội tụ nhiều nhà khoa học.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư