
-
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi Viên với hơn 1.100 căn hộ cho người thu nhập thấp
-
Đề xuất 590 tỷ đồng làm nút giao cao tốc Bến Lức Long Thành với Quốc lộ 50
-
Khẩn trương triển khai các dự án phục vụ APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines -
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
![]() |
Lãnh đạo TP Đà Nẵng bấm nút hoạt động hệ thống chính quyền điện tử TP Đà Nẵng vào tháng 7/2014. |
Ngày 3/2, Sở Thông tin Truyền thông thành phố Đà Nẵng cho biết, UBND thành phố Đà Nẵng vừa có Quyết định phê duyệt Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020 và cách thức tổ chức các ứng dụng này để hỗ trợ các cơ quan nhà nước tại thành phố thực hiện các lĩnh vực nghiệp vụ một cách có hiệu quả, nâng cao năng lực tổ chức, điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó, việc xây dựng Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử giúp lãnh đạo các cấp có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển khai Chính quyền điện tử kịp thời, chính xác. Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thể hiện thiết kế tổng thể các thành phần trong hệ thống Chính quyền điện tử, chức năng và mối quan hệ giữa các thành phần, giúp thành phố Đà Nẵng đạt được các mục đích: Tăng cường khả năng kết nối, tích hợp, liên thông, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng; Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, hướng đến triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai của các cơ quan nhà nước; Nâng cao tính linh hoạt, khả năng mở rộng, phát triển về lâu dài khi triển khai các hệ thống thông tin.
Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng được phân chia làm các kiến trúc thành phần tương ứng với các góc nhìn khác nhau về hệ thống ứng dụng chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, bao gồm 7 kiến trúc thành phần: Kiến trúc nghiệp vụ; Kiến trúc dữ liệu; Kiến trúc ứng dụng; Kiến trúc kỹ thuật; Kiến trúc an ninh; Kiến trúc dịch vụ; Các tiêu chuẩn, chính sách.
Mỗi kiến trúc đưa ra các nguyên tắc thiết kế và từ đó thiết lập kiến trúc thành phần tương ứng và diễn đạt dưới dạng một mô hình đồ họa trực quan. Các mô hình kiến trúc thành phần và các nguyên tắc thiết kế tương ứng chính là những thành phần chính định hình nên Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng.
Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử này đóng vai trò như một tài liệu định hướng công tác ứng dụng chính quyền điện tử của thành phố Đà Nẵng, căn cứ trên đó các cơ quan có thể phối hợp triển khai để hướng đến việc hình thành một hệ thống CNTT chung cho toàn thành phố, tối ưu về nguồn lực đầu tư và hiệu quả mang lại, hài hòa giữa lợi ích của từng đơn vị và lợi ích chung của toàn thành phố.
-
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi Viên với hơn 1.100 căn hộ cho người thu nhập thấp
-
Đề xuất 590 tỷ đồng làm nút giao cao tốc Bến Lức Long Thành với Quốc lộ 50
-
Khẩn trương triển khai các dự án phục vụ APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Khánh thành cầu Thiên Trường - Nhịp nối quá khứ hào hùng với tương lai hiện đại
-
Lập Hội đồng thẩm định Dự án tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD -
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines -
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất -
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 -
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu