
-
Quảng Nam tăng trưởng thấp nhất kể từ khi tái lập tỉnh đến nay
-
Chính thức khởi động Dự án Cảng hàng không Quảng Trị vào ngày 15/12
-
Năm 2024, Hải Phòng đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 11,5 - 12%
-
Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan
-
GRDP tỉnh Hậu Giang tiếp tục dẫn đầu vùng ĐBSCL và xếp thứ 2 cả nước -
GRDP Quảng Ninh tăng trưởng cao nhất vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 4/11, Bộ Công Thương và UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng 2022.
Theo ông Hồ Kỳ Minh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng, Thành phố đã ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ. Cùng với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ba trụ cột phát triển ngành công nghiệp của Thành phố.
Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng về số lượng và năng lực, có khả năng tạo ra các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao. Trong đó tập trung vào các sản phẩm như linh kiện, phụ tùng, vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và các dịch vụ thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các ngành công nghiệp ưu tiên; thu hút được một số công ty, tập đoàn đa quốc gia sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh đầu tư vào Đà Nẵng để dẫn dắt, chuyển giao công nghệ, sử dụng sản phẩm trung gian, tác động lan tỏa phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Ngoài ra, Thành phố Đà Nẵng cũng ban hành Nghị quyết quy định chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.
Doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng 2022. |
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 23 về định hướng phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, xác định phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá.
Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%. Nghị quyết 115 của Chính phủ cũng nêu rõ công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một trong những giải pháp để thực hiện những mục tiêu trên là tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giái trị trong nước, thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong và ngoài nước. Vai trò của địa phương cũng ngày càng trở nên rõ nét…
“Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Xét về cơ cấu ngành kinh tế của TP.Đà Nẵng, nhóm công nghiệp – xây dựng chiếm 20,72% trong GRDP toàn ngành kinh tế. Với những thế mạnh sẵn có về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, TP.Đà Nẵng còn nhiều dư địa để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu.
![]() |
Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng 2022 được Bộ Công Thương và UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức. |
Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng 2022 thu hút sự tham gia của gần 400 đại biểu, trong đó, có hơn 100 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham dự Hội nghị và gần 50 doanh nghiệp đăng ký trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Hoạt động này nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh, thành trong cả nước hợp tác, liên kết; đồng thời thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài để thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

-
Năm tới, 3 động lực đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt -
Thủ tướng lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế -
Lấy phiếu tín nhiệm là cơ hội để từng cán bộ tự soi lại mình -
TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 đạt 7,5 - 8% -
Thủ tướng: Thị trường chứng khoán thanh khoản tốt, "tăng dần đều" -
TP.HCM dự kiến trả 100 triệu đồng/tháng cho người có tài năng đặc biệt -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam và Belarus
-
1 Thay đổi lớn trong phương án đầu tư Sân bay Phan Thiết
-
2 Dự án hạ tầng giao thông TP.HCM: Kỳ vọng vào nhà đầu tư nước ngoài
-
3 Bất động sản vẫn trầm lắng, TP.HCM muốn giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất
-
4 Điệp khúc đội vốn tại nhiều dự án giao thông trọng điểm
-
5 Nhà ga Sân bay Long Thành đang hình thành rõ nét
-
Cùng Samtec Việt Nam lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng
-
Vinamilk Sure Prevent Gold đồng hành thăm khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi
-
Abera Vietnam chinh phục Amazon - Khi tinh thần cầu thị là cốt lõi của sự thành công
-
Herbalife hỗ trợ nâng cao sức mạnh của thể thao Việt Nam
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn bên cho thuê ướt 4 tàu bay giao tháng 2/2024
-
Đèn Led cao cấp KingLux mang đến cái nhìn mới về đèn và sử dụng ánh sáng