-
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai
Không còn nhiều thời gian
TP. Đà Nẵng đã có những ý tưởng ban đầu để tham gia lĩnh vực vi mạch bán dẫn từ cuối năm 2023 và đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trong ba trung tâm vi mạch bán dẫn lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, hành trình này sẽ không dễ dàng, bởi thế giới đã vượt trước khá xa.
Ông Lê Văn Dũng, cố vấn cấp cao Tập đoàn Sovico cho rằng, công nghệ chip bán dẫn của thế giới đang trong giai đoạn bùng nổ, chúng ta mới bắt đầu, nên cần phải triển khai nhanh. “Tôi nghĩ công nghệ chip sẽ không tồn tại lâu, tương lai sẽ có công nghệ khác thay thế. Chúng ta còn hơn 10 năm nữa thôi, nên phải nhanh”, ông Dũng nhìn nhận.
Theo Tổng giám đốc Marvell Việt Nam, ông Lê Quang Đạm, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Theo đó, cần sự vào cuộc của Chính phủ, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học… trong đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kỹ thuật về công nghệ mới.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Quang Thanh cho biết, tính đến cuối năm 2023, Đà Nẵng có trên 52.000 nhân lực cho vi mạch bán dẫn, chiếm khoảng 8,7% tổng lượng lao động toàn Thành phố. Thành phố có gần 2.500 doanh nghiệp công nghệ thông tin, bình quân 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, cao gấp 3 tỷ lệ trung bình cả nước.
Đà Nẵng cũng có khoảng 10 doanh nghiệp thiết kế vi mạch như Synopsys, Uniquify, Savarti, Renesas, Synapse, FPT semiconductor, Viettel CNC… với khoảng 550 kỹ sư. So với tương quan tổng thể nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn của Việt Nam, nguồn nhân lực thiết kế vi mạch của Thành phố chiếm gần 10%. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Mục tiêu đến năm 2030, Đà Nẵng có khoảng 20 công ty thiết kế vi mạch, với quy mô trung bình khoảng 100 - 130 người/công ty. Theo đó, tổng số kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn làm việc trong các doanh nghiệp tới năm 2030 là 2.000 - 2.600 nhân sự. Mục tiêu này được ước tính dựa trên giả định nhu cầu tuyển dụng từ các công ty thiết kế vi mạch đang hoạt động và công ty thiết kế vi mạch nước ngoài đặt văn phòng tại Đà Nẵng tăng trưởng khoảng 10-15%/năm.
Ba hướng đột phá
Hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn, ông Huỳnh Công Pháp khẳng định, mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng là khả thi khi nhiều trường đại học đã tăng tốc đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh việc thu hút đầu tư, cần có chính sách giữ chân người tài, tăng cường hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, xây dựng các mô hình đào tạo đặt hàng cho doanh nghiệp…
Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh khẳng định, nguồn nhân lực, chính sách và cơ sở hạ tầng là 3 hướng đột phá của Đà Nẵng trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Trong đó, nguồn nhân lực được xác định là “lõi hạt nhân” tạo nên ngành công nghiệp bán dẫn. Vì vậy, Thành phố sẽ triển khai nhiều chương trình đào tạo, ưu tiên thu hút chuyên gia, giảng viên nước ngoài chuyên ngành vi mạch bán dẫn; đẩy mạnh kết nối giữa các trường đại học và các doanh nghiệp bán dẫn nước ngoài có uy tín để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế.
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng được coi là “khung xương”, vì vậy Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn. Bên cạnh việc tập trung thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao và 3 khu công nghệ thông tin tập trung hiện hữu, Thành phố phấn đấu cuối năm 2024 tiếp tục đưa vào vận hành Khu công viên phần mềm số 2 với diện tích sàn hơn 90.000 m2, đáp ứng cho hơn 6.000 nhân sự.
Ngoài ra, Đà Nẵng nghiên cứu, đầu tư mở rộng giai đoạn II Dự án Khu công viên phần mềm số 2 với diện tích 2,5 ha. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chiến lược đầu tư các khu công viên phần mềm, khu công nghệ thông tin tập trung mới trên địa bàn Thành phố, với diện tích khoảng 22 ha…
Về chính sách, Nghị quyết 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng đã mở ra cơ hội lớn để thu hút nhà đầu tư chiến lược, đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Theo đó, nhiều chính sách ưu đãi vượt trội cho doanh nghiệp sẽ được áp dụng, như nhà đầu tư chiến lược được cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; doanh nghiệp được cho thuê trực tiếp tài sản kết cấu hạ tầng thông tin không thông qua đấu giá; được Nhà nước chỉ định thầu mua sắm các trang thiết bị đặc thù…
Từng bước, Đà Nẵng đang nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái vi mạch bán dẫn.
-
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử -
Lợi ích từ AI cho doanh nghiệp Việt Nam lên tới 79,3 tỷ USD vào năm 2030 -
Tập đoàn Kinh tế số Malaysia tăng kết nối với doanh nghiệp công nghệ Việt Nam
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"