-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
UBND thành phố Đà Nẵng đã báo cáo tình hình xây dựng Đề án Xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực, gửi HĐND Thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, UBND Thành phố Đà Nẵng đã trình bày một số nội dung chính của dự thảo Đề án này do UBND Thành phố xây dựng. Về thuận lợi, Đà Nẵng có vị trí địa lý và khả năng kết nối; sở hữu nhiều điều kiện tốt về hạ tầng đô thị, chất lượng môi trường sống và các nhu cầu phát triển cơ bản, xét về nhiều mặt vượt trội so với các đô thị lớn trong cả nước; được định hướng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, có nền tảng và lợi thế về hạ tầng để hình thành một trung tâm Fintech; có quỹ đất sạch khá lớn (6,17ha) được quy hoạch phục vụ cho việc thiết lập khu phức hợp trung tâm tài chính với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng tốt.
Tuy vậy, Đà Nẵng cũng đối diện với thách thác là quy mô nền kinh tế nhỏ; thị trường tài chính còn hạn chế; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và hiện đại.
Quan điểm xây dựng Đề án này của Đà Nẵng là cần có sự đột phá mạnh mẽ về cơ chế, chính sách quản lý; có bước đi và lộ trình phù hợp hướng đến việc trở thành mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu và trở thành đầu mối trung chuyển và giao thương giữa các nước; phát triển TTTC dưới hình thức không gian mở và có sự quản lý tập trung, tận dụng thế mạnh của từng địa phương.
Mục tiêu tổng quát là phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quốc tế và gia nhập mạng lưới các trung tâm tài chính khu vực sau năm 2045.
Mục tiêu cụ thể là khai thác tiềm năng, lợi thế về địa - kinh tế của thành phố Đà Nẵng đối với khu vực và thế giới nhằm đón đầu xu hướng dịch chuyển các dòng vốn đầu tư của các thị trường tài chính truyền thống; tạo sức hấp dẫn về chính sách và môi trường kinh doanh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược; thu hút các định chế tài chính và nhà đầu tư lớn có sự gắn kết với các TTTC và giải trí thế giới có tầm ảnh hưởng, dẫn dắt dòng vốn quốc tế và TTTC quốc tế Đà Nẵng; xây dựng và ban hành áp dụng tại thành phố Đà Nẵng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để tạo lập môi trường thử nghiệm về các giải pháp, công nghệ đổi mới sáng tạo trong hoạt động tài chính, gắn với chức năng của một trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đang hình thành tại Đà Nẵng.
Về lộ trình xây dựng, giai đoạn 2022 - 2023: hoàn thiện Đề án trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực”; Bộ Chính trị, Quốc hội ban hành Nghị quyết về phát triển TTTC quốc tế tại Việt Nam; giai đoạn 2023 - 2024: lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phát triển trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng và đề xuất cơ chế thành lập Hội đồng phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam; giai đoạn 2024 - 2030: tập trung hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng, bao gồm hạ tầng cứng như văn phòng, khu phức hợp và các hạ tầng mềm như hạ tầng tài chính, công nghệ thông tin; thu hút các định chế tài chính quốc tế và các nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng trên thế giới triển khai dần các hoạt động của một trung tâm tài chính offshore; phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và không gian hoạt động cho Fintech, cấp phép Fintech theo cơ chế quản lý nhà nước thí điểm, thúc đẩy hoạt động starups về Fintech; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý hiện hành liên quan; giai đoạn sau năm 2030: chuyển đổi mô hình TTTC để cung cấp các dịch vụ tài chính trong nước và một số quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hướng đến trở thành TTTC quy mô khu vực và trung tâm Fintech của quốc gia khu vực vào năm 2045.
Cùng với đề xuất 11 cơ chế chính sách và ưu đãi đặc thù, Đà Nẵng tin tưởng Đề án sẽ góp phần tăng thu ngân sách thành phố từ 5-10% tùy thuộc vào doanh thu hoạt động của các nhà đầu tư trong TTTC; các nguồn thông tin về tài chính trở nên đa dạng và có chất lượng; tạo điều kiện để trực tiếp huy động vốn đầu tư quốc tế mà không phải thông qua TTTC tại các quốc gia khác; khuyến khích sự phát triển các công ty ứng dụng công nghệ mới trong cung cấp dịch vụ tài chính; hình thành các dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp, hấp dẫn du khách quốc tế; phát triển thị trường tài chính và hạ tầng tài chính…
-
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái -
Thủ tướng duyệt tăng vốn Nhà nước xây cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh lên 9.800 tỷ đồng -
Giai đoạn 1 sân bay Long Thành: ACV đã huy động đủ 4,23 tỷ USD, hoàn thành chậm nhất 2/9/2026
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"