
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
Biên lợi nhuận gộp thấp nhất từ năm 2008 tới nay
Trong quý II/2022, Dabaco Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 2.966,37 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 14,28 tỷ đồng, giảm 93,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 18,1% về chỉ còn 9,6%.
Với biên lợi nhuận gộp chỉ là 9,6% trong quý II, đây là mức biên lợi nhuận gộp thấp nhất từ năm 2008 tới nay nếu tính theo năm (Năm 2007, Công ty ghi nhận biên lợi nhuận gộp là 8,9%).
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 39,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 185,52 tỷ đồng về 284,84 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 0,24 tỷ đồng về 7,75 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 7,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 3,94 tỷ đồng lên 56,08 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 5,3%, tương ứng tăng thêm 10,16 tỷ đồng lên 202,14 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, nguyên nhân lợi nhuận quý II lao dốc chủ yếu do tốc độ tăng giá vốn cao hơn tốc độ tăng doanh thu dẫn tới lợi nhuận gộp giảm mạnh.
Dabaco Việt Nam cho rằng trong kỳ dịch bệnh trên đàn gia súc vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trên nhiều tỉnh thành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn. Bên cạnh đó, tình hình chính trị phức tạp trên thế giới, chiến tranh giữa Nga và Ukraine gây biến động lớn tới giá cả nguyên vật liệu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn bộ nền kinh tế.
Dabaco Việt Nam nhấn mạnh Công ty phải đối mặt với khó khăn do chi phí sản xuất, giá thức ăn chăn nuôi tăng, trong khi giá bán các sản phẩm chăn nuôi thời điểm đầu quý II không tăng đáng kể. Mặc khác, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến việc chăn nuôi và nuôi tái đàn.
Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, Dabaco Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 5.772,2 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 22,88 tỷ đồng, giảm 96,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, DBC đặt kế hoạch tổng doanh thu 22.558 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 918 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,8% và 10,7% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 2,5% kế hoạch lợi nhuận và cách rất xa kế hoạch lãi 918 tỷ đồng.
Xét về dòng tiền, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 69,3 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 521,7 tỷ đồng, tức giảm tới 452,48 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 547,8 tỷ đồng và dòng tiền tại chính dương 458,9 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Dabaco Việt Nam đã tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền đầu tư.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Dabaco Việt Nam tăng 6,3% so với đầu năm lên 11.511,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 4.556 tỷ đồng, chiếm 39,6% tổng tài sản; tồn kho đạt 4.442,1 tỷ đồng, chiếm 38,6% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 18,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 102,38 tỷ đồng lên 648,88 tỷ đồng; tồn kho tăng 5,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 240,2 tỷ đồng lên 4.442,1 tỷ đồng.
Công ty có thuyết minh cơ cấu tồn kho chủ yếu 2.909,7 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; 1.108,7 tỷ đồng nguyên liệu, vật liệu; 262,7 tỷ đồng thành phẩm và các tồn kho khác.
Ngoài ra, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 14% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 458,9 tỷ đồng lên 3.745,6 tỷ đồng và chiếm 32,5% tổng nguồn vốn.
Cổ phiếu tăng 67,4% trong hơn 1 tháng, con gái ông Nguyễn Như So muốn bán ra 2 triệu cổ phiếu
Bà Nguyễn Thị Tân Hòa, con gái ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco Việt Nam muốn bán 2 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 3,05% về còn 2,23% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/7 đến 26/8 với lý do đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
Được biết, trên thị trường trong hơn 1 tháng trở lại đây với câu chuyện giá thịt heo tăng cao, nhiều nhà đầu tư đã đẩy mạnh mua vào và đẩy giá cổ phiếu DBC tăng với kỳ vọng doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ giá thịt heo tăng cao. Cụ thể, từ 21/6 đến 25/7, cổ phiếu DBC tăng 67,4% từ 16.430 đồng lên 27.500 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, kể từ ngày con gái Chủ tịch đăng ký bán, cổ phiếu liên tục giảm mạnh và tính theo giá đóng cửa phiên sáng ngày 29/7, cổ phiếu DBC chỉ còn 24.000 đồng/cổ phiếu. Được biết, trước ngày ra tin Báo cáo tài chính quý II, cổ phiếu DBC đã giảm sàn hết biên độ trong phiên 28/7.
-
Cảng Đoạn Xá dừng kế hoạch chào bán 21,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu