Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đại án PVC: Thẩm vấn tập trung làm rõ con số thiệt hại
Bùi Trang - Đỗ Mến - 10/01/2018 17:32
 
Chiều 10/1, các luật sư tiếp tục thẩm vấn, nhiều câu hỏi tập trung vào vấn đề giám định và con số thiệt hại.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại tòa
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại tòa

Theo cáo buộc, vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’’ và ‘‘Tham ô tài sản" xảy ra tại PVC là vụ án đặc biệt nghiêm trọng.

Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia, trong đó có Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án, vì những động cơ khác nhau mà các bị cáo đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế cho Nhà nước, thậm chí một số bị cáo còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập chứng từ khống rút tiền của Dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân.

Cơ quan công tố xác định bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và yêu cầu bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó tổng giám đốc PVN chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Sau đó chỉ đạo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN), Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó tổng giám đốc PVN), Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng)… căn cứ Hợp đồng này để tạm ứng 6.6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng cho PVC.

Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, các bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt và Trương Quốc Dũng đã sử dụng 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại 119 tỷ đồng.

Khoản thiệt hại được xác định dựa trên kết luận giám định bao gồm khoản lãi tối thiểu trên số tiền không sử dụng vào mục đích dự án là 51,6 tỷ đồng và khoản lãi được xác định phát sinh từ khoản tiền tạm ứng sử dụng sai mục đích trong thời gian từ khi tạm ứng đến khi PVN chính thức đòi tiền là 68,1 tỷ đồng.

Xung quanh vấn đề thiệt hại, nhiều luật sư đã đề nghị giám định viên cũng như các bị cáo trả lời nhiều câu hỏi.

Theo trình bày của giám định viên, việc giám định thực hiện trên các hồ sơ, tài liệu được cơ quan điều tra cung cấp. Theo đó, Đoàn giám định khẳng định hành vi tạm ứng là trái quy định pháp luật. Qua hồ sơ cung cấp, hết năm 2011, chỉ có 196 tỷ đồng và 6,6 triệu USD thanh toán cho bên tư vấn là sử dụng đúng mục đích. Phần lớn số tiền tạm ứng được sử dụng trái mục đích trước khi hợp đồng được ký chính thức có hiệu lực.

Theo giám định viên, thiệt hại có thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp. Nếu PVN không tạm ứng trái quy định pháp luật sẽ thu được ít nhất tiền lãi. Để xác định mức lãi suất, khi giám định đã xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước và sử dụng mức lãi suất bình quân để tính toán.

Xem xét tính hợp lý, khi giám định đã tách khoản tiền sử dụng cho dự án bao gồm 6,6 triệu USD thanh toán cho bên tư vấn và 196 tỷ đồng thanh toán cho các nhà thầu phụ. Giám định chỉ tính lãi trên số tiền sử dụng trái mục đích. Và tính trong khoảng thời gian từ khi tạm ứng đến khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật.

Đoàn giám định cho rằng, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì những người lãnh đạo DN có trách nhiệm cẩn trọng và bảo vệ tối đa lợi ích của doanh nghiệp.

Khi được hỏi về kết luận giám định, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho rằng có sự bất hợp lý. Khoản tiền tạm ứng chuyển cho PVC là từ tài khoản tiền mặt, tài khoản thanh toán thì không thể tính lãi như tiền gửi. Tiền ở tài khoản 112 thì chỉ phát sinh lãi rất thấp, lãi không kỳ hạn. Trong khi giai đoạn 2011, lãi suất tiền gửi cao hơn rất nhiều.

Phần lớn khoản tiền tạm ứng đã không được sử dụng vào Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 mà được sử dụng để trả nợ gốc và lãi ngân hàng. Liên quan đến các khoản nợ này, các luật sư đã đặt câu hỏi về trả nợ và trách nhiệm bảo lãnh của PVN.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho rằng, đối với các khoản nợ tại các công ty con mà Tập đoàn bảo lãnh như đối với dự án của PVPower, thì khi đến hạn trả nợ mà công ty con không trả được nợ, PVN có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm bảo lãnh. Đối với khoản nợ 545 tỷ đồng đến hạn mà PVC phải trả, nếu có khoản nào PVN bảo lãnh thì PVN có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm bảo lãnh.

Bức tranh tài chính con tàu sắp đắm PVC
Trong ngày xét xử thứ hai vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản” tại...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư