-
Doanh nghiệp đánh giá cao tiềm năng đầu tư vào Quảng Ngãi -
Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Vẫn còn cán bộ, công chức đùn đẩy công việc, đã kỷ luật 1.338 người -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo điều hành giá, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng ban -
Nghệ An ban hành kế hoạch thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù -
Quảng Bình bổ nhiệm Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn Hà Nội chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chiều ngày 6/6 |
Là đại biểu chất vấn vào cuối phiên làm việc chiều 6/6, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn Hà Nội không đồng tình với phần giải trình về tiến độ triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
"Thực tế không tốt như vậy", đại biểu nhận định.
Viện dẫn lại chi tiết nội dung Báo cáo số 100 của Chính phủ gửi đoàn giám sát của Quốc hội vào tháng 4/2023, trong đó có nhắc tới phần chậm trễ của Ủy ban Dân tộc là hướng dẫn chậm, thậm chí hướng dẫn sai, tình trạng giải ngân kém, phải trình Quốc hội kéo dài thời hạn thực hiện, đại biểu cho rằng, rất đáng ngạc nhiên hơn báo cáo của Ủy ban Dân tộc về nguyên nhân châm trễ lại được nêu là do thời tiết, do Covid-19, do biến động quốc tế.
"Đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc sử dụng vốn, ngoài việc giải ngân rất thấp", đại biểu thẳng thắn đề nghị.
Đại biểu cũng dẫn con số giải ngân chỉ đạt 4.634 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch, nhưng trong phần đã giải ngân được thì một phần không nhỏ được giải ngân cho hội thảo, tập huấn, như hội thảo bình đẳng giới 64 tỷ đồng, tư vấn quan hệ hôn nhân 102 tỷ dồng... Trong khi đó, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở chỉ giải ngân được 38 tỷ đồng.
“Đề nghị Bộ trưởng cho biết việc thực hiện như vậy có hợp lý hay không?”, Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đặt câu hỏi và tranh luận rằng, các phần vốn cần đến với đồng bào một cách hiệu quả bằng các hoạt động, kết quả cụ thể, không nên dành nhiều cho hội thảo, hội nghị, tư vấn như vậy.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh |
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, tình trạng chậm trễ về cơ chế, chính sách là có.
"Chúng tôi đã báo cáo và nhận trách nhiệm với Chính phủ về những chậm trễ trong giai đoạn 2021-2022. Trong cuộc họp kỳ họp Quốc hội tháng 10 năm ngoái, Chính phủ đã nhận trách nhiệm với Quốc hội về sự chậm trễ này. Thực tế thì đến tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt quyết định đầu tư, sau đó phân công các bộ, ngành xây dựng văn bản hướng dẫn. Từ đó đến hết năm 2022, việc triển khai xây dựng các văn bản đã cơ bản hoàn thành. Từ đó đến nay, Chính phủ đã rất tập trung chỉ đạo hoàn thiện hệ thống văn bản", Bộ trưởng giải trình và thừa nhận, nguyên nhân chủ quan là chính.
"Trách nhiệm chúng tôi là cùng phối hợp các bộ, ngành để ban hành hệ thống văn bản, thông tư hướng dẫn, nên trong sự chậm trễ có trách nhiệm đôn đốc của chúng tôi", Bộ trưởng nhận trách nhiệm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng muốn làm rõ, là Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì nhưng chỉ làm một thông tư, tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định 1719, Quyết định 39. Còn lại trách nhiệm ban hành văn bản thì Ủy ban Dân tộc có hai thông tư, 9 thông tư và các văn bản hướng dẫn khác nằm ở các bộ, ngành.
Hiện tại, theo Bộ trưởng, hầu hết các văn bản hướng dẫn đã được ban hành, và giai đoạn tới đây là giai đoạn đôn đốc, triển khai và tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện.
Về các dự án cụ thể, Bộ trưởng cho biết các dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện, đang tập trung vào công tác truyền thông, nên dành nguồn lực nhiều hơn cho công tác này. Còn nội dung quỹ tín dụng của Hội phụ nữ, liên quan đến quy định của Luật Ngân sách và các quy định về thành lập các quỹ ở địa phương.
“Hội Liên hiệp Phụ nữ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng thường trực Trần Lưu Quang đã giao cho Ủy ban Dân tộc cùng với Hội Liên hợp Phụ nữ Việt Nam để thống nhất lại dự án này. Nếu trong trường hợp không thể triển khai được vì vướng luật, thì cũng là một dự án không triển khai được trong nhóm khó triển khai, sẽ báo cáo Quốc hội cho điều chỉnh trong kỳ hợp tháng 10”, Bộ trưởng giải trình thêm.
Ngày mai, nửa đầu phiên làm việc sáng 7/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi chất vấn trong nội dung về lĩnh vực dân tộc. Sau đó, Quốc hội sẽ chuyển sang chất vấn nội dung thuộc lĩnh vực khoa học- công nghệ với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Huế cần làm gì để xứng tầm thành phố trực thuộc Trung ương -
Nghệ An ban hành kế hoạch thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù -
Quảng Bình bổ nhiệm Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải -
Toàn cảnh Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Innovate Viet Nam 2024 -
Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi để hướng tới mục tiêu Net Zero -
Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội có tân Chánh án -
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 10/2024
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam