-
Thái Bình: Động viên các đơn vị doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3 -
Nam Định: Khẩn trương tiêu thoát nước khắc phục ngập úng do mưa lớn -
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam -
Khôi phục cấp điện tại nhiều khu vực -
Thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương -
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) phát biểu tại nghị trường. |
Đề nghị Chính phủ quan tâm giải quyết nợ vay đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) nói ngư dân thoi thóp ngụp lặn trong đống nợ và chờ mãi không biết đến bao giờ được giải quyết.
Vấn đề trên được ông Phước nêu khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, sáng 20/11.
“Ngư dân thoi thóp ngụp lặn trong đống nợ, ngân hàng thương mại cho vay theo chỉ đạo. Nay là nợ khó đòi trở thành gánh nặng nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa tập trung giải quyết”, ông Phước nói và cho biết đây là vấn đề tồn tại kéo dài ở Quảng Nam, không biết bao nhiêu lần cử tri đã kiến nghị.
“Vấn đề này, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Quốc hội đưa vào Nghị quyết năm 2023, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình đây là việc của Chính phủ nên Chính phủ phải có kế hoạch giải quyết nhưng người dân chờ mãi không biết đến bao giờ. Kính mong Chính phủ quan tâm”, ông Phước nói.
Hồi âm vấn đề đại biểu nêu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, cho biết, hiện bộ này đã hoàn thành dự thảo sửa đổi Nghị định 67 năm 2014 trình Chính phủ, trong đó có việc giải quyết nợ của các ngư dân vay tiền đóng tàu của ngân hàng thời gian qua.
“Báo cáo đại biểu Phước và tất cả đại biểu Quốc hội, giao dịch ngân hàng với chủ tàu là giao dịch kinh tế dân sự. Bây giờ nó là những vấn đề phát sinh. Chúng tôi cũng rất là cảm xúc khi có những ngư dân ngày xưa là những người được vinh danh bây giờ trở thành những người phải ra khỏi nhà do ngân hàng siết nợ”, ông Hoan bày tỏ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan hồi âm quan tâm của đại biểu. |
Theo Bộ trưởng thì đây là câu chuyện phức tạp, không chỉ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không chỉ một chính sách của Chính phủ là giải quyết được. “Một thời gian dài chúng ta làm chưa thực sự tốt trong đề án 67 về đóng tàu”, ông Hoan thừa nhận.
Bộ trưởng cũng báo cáo Quốc hội là khi đi tiếp xúc khảo sát dưới địa phương thì thấy rằng, thật ra, không phải tất cả các chủ tàu đều không trả nợ được, “nhưng không ai trả nợ khi có những chủ tàu không trả nợ, tức là người này dắt dây người kia, người ta đang chờ đợi nhau”
“Thật sự có những chủ tàu lâm vào cảnh nợ nần, nhưng đây là câu chuyện của ngân hàng và chủ tàu”, ông Hoan nhắc lại quan điểm.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, khi sửa đổi Nghị định 67, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hướng đến việc đề nghị ngân hàng có thể tái cấu trúc lại nợ để cho phép chủ tàu khi không còn khả năng trả nợ thì có thể chuyển tàu cho người khác.
Vẫn theo ông Hoan, một điểm khó xử lý trong giải quyết nợ vay đóng tàu theo Nghị định 67 là tài sản thế chấp chiếc tàu đóng từ Nghị định 67 với khoản vay ngân hàng chênh lệch rất nhiều. Khi ngân hàng phát mãi các tàu đó thì giá trị thực không còn như ban đầu. Người dân nói khi vay bao nhiêu thì ngân hàng khi phát mãi phải ghi từng đó nhưng ngân hàng chỉ định giá trị theo giá thực của con tàu ở thời điểm hiện tại.
“Đề nghị Quảng Nam, cùng ngân hàng địa phương ngồi cùng với từng trường hợp một chứ không thể có một chính sách bao trùm cho tất cả. Bởi lẽ có thể lại một lần nữa những đối tượng thực sự không tiếp cận được. Hai nữa cũng có thể xảy ra tình huống lợi dụng chính sách. Vì ngay cả chuyện bình chọn đối tượng thụ hưởng Nghị định 67 để đóng tàu cũng đã có những vấn đề không rõ ràng, minh bạch ở thời điểm đó rồi”, ông Hoan nêu.
Theo chính sách tín dụng tại Nghị định 67, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với tàu vỏ thép, vỏ composite được vay tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với tàu vỏ gỗ.
Ngoài ra, còn có chính sách cho vay vốn lưu động để sản xuất: tối đa 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản và chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải sản với lãi suất cho vay là 6,5%/năm, hay các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm tàu cá, hỗ trợ đào tạo thuyền viên. Chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư đối với chủ tàu tự huy động vốn đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ composite...
Tuy nhiên, theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, đến cuối năm 2021, tổng dư nợ còn 9.520 tỷ đồng của 1.132 tàu; trong đó, nợ xấu là 6.397 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 67,2%.
-
Xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Mưa lớn ở miền Bắc gây gián đoạn cấp điện tại nhiều nơi -
Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác triển vọng giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới -
Nghiên cứu mở rộng mô hình hợp tác liên doanh giữa Việt Nam và Mozambique -
Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Mozambique
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”