
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 19/3/2025
-
CIENCO4 (C4G) trúng thầu dự án trị giá hơn 433 tỷ đồng tại Hà Nam
-
15 tỷ USD đầu tư lưới truyền tải điện, nhiều doanh nghiệp hưởng lợi lớn
-
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP
-
Vicem bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc -
Triển lãm quốc tế về xây dựng, công nghiệp mỏ 2025 sắp trở lại Hà Nội
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinamit xác nhận, hiện tại Vinamit đang làm hàng nhãn riêng cho hai hệ thống siêu thị lớn là Co.opMart và Big C, nhưng không phải do lượng hàng tồn kho cao.
![]() | ||
Công ty Vinamit - một thương hiệu lớn về mặt hàng trái cây sấy khô đang gia công hàng nhãn riêng cho các siêu thị |
Không những thế, ông Viên còn tiết lộ kế hoạch năm 2014, Vinamit sẽ tiếp tục làm hàng nhãn riêng cho hai tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới (một của Trung Quốc và một đơn vị của Mỹ là Walmart).
Thực ra, đây không phải là cách làm mới, song đa phần doanh nghiệp nhận gia công sản phẩm nhãn hàng riêng của các siêu thị là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu kém, khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa. Đây cũng thường được cho là cách giải phóng hàng tồn kho của doanh nghiệp một cách hữu hiệu.
Trong khi đó, Vinamit hiện có 3 nhà máy, công suất mỗi nhà máy 15-20 tấn/ngày với hàng chục mặt hàng nông sản chế biến như mít, xoài, cà rốt, khoai lang, đu đủ. Vinamit cung là thương hiệu chiếm 90% thị phần tiêu thụ mít sấy nội địa. Khoảng 70% sản phẩm của Vinamit được xuất khẩu, trong đó xuất sang trung Quốc chiếm khoảng một nửa. Lợi nhuận từ xuất khẩu của Vinamit chiếm khoảng 60 - 70%.
Điểm ra như vậy để thấy rằng, với lợi thế xuất khẩu, Vinamit không nhất thiết phải tham gia vào hoạt động gia công nhãn hàng riêng.
“Việc gia công hàng nhãn riêng không có gì xấu. Có người lo ngại làm hàng nhãn riêng thì doanh nghiệp sẽ bị cướp đi quyền thương hiệu của mình. Tuy nhiên, để khai thác được hoạt động kinh doanh này, mấu chốt là cách thức và nội dung đàm phán giữa nhà sản xuất với nhà phân phối hàng nhãn riêng Quan điểm của tôi là phải chơi một bài “con thỏ cõng con rùa”. Nếu siêu thị đồng ý quan điểm đó, chúng tôi có thể sản xuất hàng nhãn riêng”, ông Viên nói.
Hình ảnh mà ông Viên ví von ở đây nghĩa là doanh nghiệp sản xuất sẽ khai thác hệ thống siêu thị với mạng lưới phân phối rộng, có thể đưa hàng hóa đến người tiêu dùng nhanh chóng. “Khi sản xuất hàng nhãn riêng, doanh nghiệp sẽ tiết giảm gần như tất cả các chi phí liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, bán hàng, vì đã có siêu thị lo. Hơn thế, các sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị thường được ưu ái bày bán ở những vị trí bắt mắt trên kệ hàng”, ông Nguyễn Lâm Viên nói.
So sánh thì thấy, doanh số bán hàng giữa hàng nhãn riêng của siêu thị và hàng mang thương hiệu gốc của Vinamit tương đương nhau. Lý giải về điều này, ông Viên nhắc tới giao kết giữa nhà sản xuất và siêu thị là tên doanh nghiệp vẫn được in trên bao bì sản phẩm có nhãn hàng riêng của siêu thị.
“Dù là hàng nhãn riêng, người tiêu dùng vẫn nhận dạng ra được sản phẩm của doanh nghiệp nào sản xuất. Khi đó, họ sẽ tin tưởng khi mua hàng nhãn riêng và doanh nghiệp sản xuất vẫn giữ được thương hiệu. Hơn thế, người tiêu dùng khi biết rõ điều này, họ có thể chọn mua hàng nhãn riêng với giá rẻ hơn (khoảng 10%) để dùng. Với sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất, người tiêu dùng có thể chọn mua để biếu, tặng. Khi người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, sức mua của siêu thị sẽ được đẩy mạnh. Với cách này, cả siêu thị và nhà sản xuất đều có lợi”, ông Viên phân tích.
Hiện tại, Vinamit đang sản xuất từ 6 - 7 sản phẩm hàng nhãn riêng cho hai siêu thị kể trên. Công ty cũng chuẩn bị cho ra sản phẩm trái cây dẻo hàng nhãn riêng cho Co.opMart, để đơn vị này tung ra vào dịp Tết tới.
Thậm chí, ông Viên không ngần ngại khẳng định, nếu các siêu thị khác có nhu cầu làm hàng nhãn riêng với Vinamit thì công ty cũng sẵn lòng hợp tác.
Thanh Vũ - Anh Hoa

-
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP -
Thị trường F&B 2025: Chuỗi, M&A và nhượng quyền dẫn dắt đà tăng trưởng -
Vicem bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc -
Triển lãm quốc tế về xây dựng, công nghiệp mỏ 2025 sắp trở lại Hà Nội -
Xuất khẩu hải sản Na Uy sang Việt Nam năm 2024 đạt mức kỷ lục -
Doanh nghiệp F&B nên làm gì trước áp lực giá nguyên liệu đắt đỏ? -
Định lại vị thế ngành đóng tàu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/3
-
2 Doanh nhân Nguyễn Hồng Phong: "Lời hiệu triệu đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân"
-
3 Dự án điện khí LNG chờ thêm các điều kiện hấp dẫn
-
4 Hé lộ phương án đầu tư đường ven biển TP.HCM vốn đầu tư 31.556 - 62.231 tỷ đồng
-
5 VEC đề xuất mở rộng 50 km cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lên 6 làn xe
-
Với Xiaomi 15 Ultra, Xiaomi tự tin bước vào phân khúc smartphone flagship
-
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
-
Pfizer và VNVC ký biên bản ghi nhớ thúc đẩy chia sẻ kiến thức trong sản xuất vắc-xin tại Việt Nam
-
Dịch vụ tư vấn soạn thảo, rà soát hợp đồng nhanh, đáng tin cậy tại Công ty Luật Tín Minh
-
MBAMC thông báo chào bán quyền mua cổ phần phát hành thêm tại ILB
-
Giải thưởng HR Asia Awards chính thức mở đề cử cho doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2025