
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
![]() |
Danh sách nhân sự ứng cử để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận gồm ông Trần Tấn Lộc - Tổng giám đốc Eximbank, ông Nguyễn Cảnh Anh và ông Võ Văn Dũng.
Trước đó, vì lý do cá nhân, 2 thành viên HĐQT xin từ nhiệm (gồm ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng), do đó HĐQT Eximbank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường nhằm bầu bổ sung 2 thành viên.
Ông Nguyễn Cảnh Anh – hiện đang là Tổng giám đốc CTCP Amya Holdings, trước đó ông từng làm qua nhiều vị trí tại các doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Vingroup, CTCP Điện Lực.
Còn ông Trần Tấn Lộc - hiện đang là Tổng giám đốc Eximbank, ông có thời gian công tác tại Eximbank từ năm 1990 đến nay và từng kinh qua nhiều vị trí như thư ký HĐQT kiêm Phó chánh văn phòng HĐQT, phó Tổng giám đốc thường trực, Tổng giám đốc kiêm người quản trị công ty…
Thế nhưng, ngay tại Đại hội, ông Võ Văn Dũng – người nộp hồ sơ ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) xin rút khỏi danh sách ứng cử. Như vậy, danh sách bầu bổ sung thành viên HĐQT chỉ còn ông Trần Tấn Lộc và ông Nguyễn Cảnh Anh.
![]() |
Kết quả, Eximbank đã bầu bổ sung hai thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII gồm ông Võ Cảnh Anh và ông Trần Tấn Lộc.
Hiện HĐQT ngân hàng này có 7 thành viên là bà Đỗ Hà Phương, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Lê Thị Mai Loan, ông Phạm Quang và ông Trần Anh Thắng và hai thành viên trúng cử trong cuộc họp bất thường sáng nay là Nguyễn Cảnh Anh; Trần Tấn Lộc. Trong đó, bà Đỗ Hà Phương là Chủ tịch HĐQT, còn ông Trần Anh Thắng là thành viên HĐQT độc lập.
Phát biểu tại đại hội sáng nay, bà Đỗ Hà Phương - Chủ tịch Eximbank cho hay, sau khi kiện toàn bộ máy HĐQT gồm có 7 thành viên, Eximbank tin rằng, sẽ từng bước phát triển bền vững trong thời gian tới.
"Eximbank đang đặt ra tầm nhìn chiến lược trong thời gian tới là trở lại Top 10 Ngân hàng TMCP hàng đầu, cung cấp dịch vụ vượt trội trên nền tảng số ưu việt, trở thành ưu tiên lựa chọn cho mọi nhu cầu tài chính của mọi khách hàng. Đồng thời, Ngân hàng sẽ tái cấu trúc trên toàn hệ thống, an toàn, minh bạch, vì mục đích chung của ngân hàng, khách hàng và cổ đông", bà Phương cho hay.
Theo kế hoạch, lãi trước thuế của Eximbank năm 2023 là 5.000 tỷ đồng, đến hết quý II/2023 đạt 1.405 tỷ đồng, tương ứng 28% kế hoạch. Theo ông Trần Tấn Lộc, Tổng giám đốc Eximbank, trong 6 tháng qua, tình hình kinh tế khó khăn, tín dụng chững lại.
Tuy nhiên, trong 6 tháng tới, Chính phủ có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn kinh tế, khách hàng cá nhân, kỳ vọng Eximbank có thể đạt được mục tiêu 5.000 tỷ đồng. Nếu tình hình không xấu đi, tiến triển khả quan, Ngân hàng vẫn có thể đạt được mục tiêu này, không có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận.

-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai