Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Đại hội FECON: Nhắm đích doanh thu 2.800 tỷ đồng
Uyên Linh - Kỳ Thành - 29/04/2017 09:42
 
Sáng nay (29/4), CTCP FECON (mã FCN - HOSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.

Theo tài liệu phát cho các cổ đông tham dự Đại hội, trong năm 2017, FECON sẽ tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, tăng cường năng lực thi công để tăng khả năng trúng thầu các dự án có quy mô lớn.

Công ty cũng tiếp tục đầu tư nhằm tăng năng lực tài chính cho các công ty con trong 2 mảng quan trọng là Hạ tầng và Công trình ngầm và quyết tâm tận dụng tối đa các cơ hội đầu tư có được trong năm để tạo ra giá trị, lợi nhuận cho công ty và cổ đông.

Ban Chủ tọa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của CTCP FECON đang diễn ra tại Hà Nội.
Ban Chủ tọa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của CTCP FECON đang diễn ra tại Hà Nội.

Diễn biến Đại hội FECON 2017:

09h00: Thông qua Quy chế tổ chức Đại hội; Thể lệ biểu quyết, kiểm phiếu.

09h10: Thông qua Danh sách Đoàn Chủ tịch.

09h30: Thông qua Chương trình nghị sự; Ban thư ký, Ban kiểm phiếu; Khai mạc Đại hội.

09h40: Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT trình bày báo cáo về hoạt động của công ty năm 2016 và kế hoạch hoạt động năm 2017

Báo cáo cho biết, năm vừa qua là năm thứ 2 trong kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2015 - 2020 của FECON với mục tiêu phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu về hạ tầng vào năm 2020.

Kết quả kinh doanh năm 2016 đạt được mức trưởng khả quan với Doanh thu hợp nhất đạt 2.107,8 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với năm 2015, đạt 81% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 175,6 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2015, đảm bảo mức kế hoạch được giao.

Các chỉ tiêu tài chính đã được kiểm toán:

Các mảng kinh doanh cốt lõi của công ty tiếp tục tăng trưởng, cụ thể, mảng thi công xử lý nền tăng 5%, mảng thi công hạ tầng tăng 14%, mảng thi công cọc bê tông dự ứng lực và cọc đúc sẵn tăng 15%, mảng thi công cọc khoan nhồi và tường vây tăng 65% và mảng thi công xây kết cấu bê tông tăng 80%. Đặc biệt mảng công trình ngầm đô thị của FECON tiếp tục tăng trưởng mạnh với mức trên 200%.

Quang cảnh Đại hội
Quang cảnh Đại hội

Năm 2016, FECON đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường phía Nam với việc thành lập FECON South, sau 6 tháng thành lập công ty này đã đóng góp 64 tỷ đồng doanh thu. Bên cạnh đó, việc hoàn thành dự án Thilawa (Myanmar) - dự án tại nước ngoài đầu tiên của FECON với doanh thu trên 30 tỷ đồng cũng là sự kích lệ và bước đệm quan trọng cho việc phát triển thị trường nước ngoài của công ty này.

Toàn hệ thống FECON hiện đã phát triển với 16 đơn vị thành viên trong đó 10 đơn vị FECON giữ cổ phần chi phối.  Số nhân sự của toàn hệ thống là 1.898 người

Cũng trong năm 2016, Dự án BOT Quốc Lộ 1 đoạn tránh thành phố Phủ Lý - Hà Nam (dự án hạ tầng giao thông đầu tiên FECON đầu tư và trực tiếp thực hiện một phần) đã về đích trước 3 tháng so với kế hoạch đề ra.

Tổng tài sản tiếp tục tăng trưởng mạnh 13% so với năm 2015 đạt 3.332 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tăng trưởng lần lượt là 14,8% và 9,4%.

Lý giải về tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu năm 2016 suy giảm từ mức 9,3% của năm 2015 xuống còn 8,3%, HĐQT FECON cho biết do việc chia sẻ thị trường cho các đối thủ trong lĩnh vực cọc ly tâm, lĩnh vực cọc khoan nhồi, tường vây cũng cạnh tranh khốc liệt với giá thi công thấp dẫn đến việc FECON từ chối tham gia hoặc nếu có tham gia thì hiệu quả kinh tế thấp... trong báo cáo được trình bày.

Năm 2017, FECON sẽ tập trung phát triển ngành nghề kinh doanh cốt lõi trong lĩnh vực thi công xử lý nền móng công trình. Tiếp tục đầu tư mở rộng chuỗi giá trị gồm xử lý nền, công trình ngầm và xây dựng hạ tầng đặc biệt là công trình thủy với phương châm hợp tác liên doanh liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có kinh nghiệm về lĩnh vực này để cùng đầu tư, xây dựng trên cơ sở đó FECON sẽ được thi công phần lớn công việc nền móng và hạ tầng của dự án đầu tư.

FECON cũng sẽ chú trọng công tác hợp tác phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, đặc biệt là hợp tác quốc tế trong các mảng công nghệ mới như hầm ngầm, chống ngập, đường thủy, năng lượng tái tạo và xử lý chất thải rắn, phát điện. Công ty sẽ chủ động tìm kiếm đối tác vừa có công nghệ tiên tiến vừa có vốn để tiến hành hợp tác đầu tư, nhận chuyển giao công nghệ để góp phần nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các công nghệ quốc tế từ 10% - 15% hiện nay lên 70% - 80% sau 3 - 5 năm.

10h10: Đại điện Ban kiểm soát  báo cáo về hoạt động của công ty năm 2016.

10h18: Ông Trần Trọng Thắng, UVHĐQT, Tổng giám đốc đọc các tờ trình.

Chi cổ tức 10% bằng tiền mặt.

Các chỉ tiêu tài chính 2017 dự kiến:

Dự kiến trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

10h45: Đại hội bước vào phần thảo luận về nội dung các Báo cáo, Tờ trình

Cổ đông mã số 02476: Cơ sở đưa ra mức doanh thu dự kiến năm 2017

Ông Phạm Việt Khoa: Lý do đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu đặt ở mức cao do công ty sẽ thi công 3 công trình lớn trọng điểm quốc gia, các công trình này vốn dĩ có thể thực hiện từ năm 2016 nhưng do nhiều nguyên nhân đã lùi sang 2017.

Dự án lọc hóa dầu Long Sơn dự kiến sẽ bắt đầu các công việc đầu tiên trên công trường vào tháng 7. Hai dự án khác đã có giấy phép đầu tư và dự kiến triển khai sớm trong quý II/2017.

Chúng ta có sơ sở đặt ra mục tiêu 2800 tỷ đồng và tin tưởng mục tiêu này sẽ đạt được. Trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông, HĐQT đã nêu ra mục tiêu doanh thu trên 3.000 tỷ đồng nhưng để chắc chắn, HĐQT đã đặt mục tiêu 2.800 tỷ đồng.

Cổ đông mã số 03330: Công ty cho biết thêm về dự án tại Myanmar và cho biết có phát hành tăng vốn hay không?

Ông Phạm Việt Khoa: Dự án Thilawa (Myanmar) có giá trị không lớn, chỉ khoảng 3 triệu USD nhưng mang về lợi nhuận tốt vào khoảng 10 tỷ đồng. Hiện FECON đang theo đuổi 3 dự án tiếp theo nằm trong Dự án mở rộng cảng Thilawa này.

Về kế hoạch tăng vốn, FECON chưa có kế hoạch cụ thể nhưng khi cần có thể sẽ trình ĐHĐCĐ bất thường hoặc chờ đến ĐHĐCĐ thường niên. Tôi cho rằng cần tăng vốn vì đang nhiều dự án lớn. Hiện FECO đang nghiên cứu dự án với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Arab Saudi và 2 dự án có thể sẽ tạo ra loại hình công việc mới, tốt cho môi trường đô thị.

Khi quyết định đầu tư sẽ cần thêm vốn, công ty có thể trích từ quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận để lại, vốn vay hoặc nếu cần có thể tăng vốn. Tùy thời điểm thích hợp, công ty sẽ xin ý kiến cổ đông.

Cổ đông mã số 02472: Sẽ gia hạn thời hạn chuyển đổi trái phiếu, tôi xin hỏi tên trái chủ, thời gian, giá chuyển đổi và các cam kết cụ thể như sao?

Giám đốc Tài chính của FECON: Trái chủ là DBJ và họ đang là trái chủ lớn nhất của FECON, DBJ đang có kế hoach chuyển nhượng một phần và nắm giữ một phần theo lô nên chưa muốn chuyển đổi ngay. Bên cạnh đó DBJ cũng không muốn pha loãng cổ phiếu FCN nên chưa muốn chuyển đổi ngay. Về lãi suất, giá chuyển đổi nếu được Đại hội đồng ý HĐQT FECON sẽ đàm phán trên mức không có sự thay đổi như hiện tại (lãi suất 6%/năm, giá chuyển đổi dự kiến 19.700 đồng/CP).

Cổ đông mã số 02477: Kết quả kinh doanh quý I/2017 của công ty ra sao?

Ông Trần Trọng Thắng: Doanh thu hợp nhất 300 tỷ đồng, lợi nhuận 17 tỷ đồng. Giống như mọi năm, vào quý I doanh thu và lợi nhuận thường đạt thấp do trùng vào dịp nghỉ Tết, bên cạnh đó các công trình lớn chưa đi vào triển khai, quyết toán.

Cổ đông Nguyễn Quang Hải: Tại sao công ty chưa “chen chân” được vào các công trình thủy (không phải trên sông mà tầm cao như công trình trên biển, trên đảo)?

Ông Phạm Việt Khoa: Các năm trước FECON chưa đặt mục tiêu tham gia các dự án này, từ năm 2017 với nền tảng từ công ty hạ tầng đã được thành lập công ty sẽ tham gia vào dự án cảng biển tại miền Trung (bên cạnh dự án cảng đang được thi công tại Myanmar).

Cổ đông: Đề nghị Ban lãnh đạo có thể chia sẻ về năng lực cạnh tranh của FECON so với các đối thủ trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm?

Ông Phạm Việt Khoa: Năng lực của FECON so với các doanh nghiệp khác là hiểu biết về năng lực địa chất. Xuất phát điểm của công ty là nền móng và công trình ngầm. Mọi công trình trên trái đất này cần nền móng, mà nền móng dựa trên nền đất.

Yếu tố cần ban đầu là hiểu về đất, nền móng. Đây là ngành hay nên kiên định giữ ngành này. Thứ nhất là hiểu về nền đất, 2 là kết cấu công trình. Do đó, slogan của FECON là Thấu hiểu nền đất, chinh phục tầm cao. Đó là năng lực cạnh tranh đáng kể của công ty.

FECON đang nhắm tới việc tối ưu hóa hệ thống vận hành, quản trị.

Cổ đông: Tiến độ thoái vốn tại FCC và tại sao FECON nới room lên 75%?

Ông Phạm Việt Khoa: Đến tháng 7 sẽ hoàn thành thoái vốn tại FCC cho đối tác Nhật Bản và 50% cho công ty Hạ tầng thuộc FECON.

Về vấn đề nới room, HĐQT đã quyết định nới room 75% để có room thực sự. Bản chất không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, chỉ tốt lên thôi và giá cổ phiếu sẽ được cải thiện.

11h10: Các cổ đông bỏ phiếu phê duyệt các tờ trình.

11h50: Ông Nguyễn Chí Công, Trưởng Ban kiểm soát đọc báo cáo kết quả kiểm phiếu. Tất cả các vấn đề được FECON trình xin ý kiến Đại hội đã được các cổ đông thống nhất phê duyệt với tỷ lệ cao 98 - 99%.

12h05: Đại hội thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, kết thúc tốt đẹp!

 

STT 

Các chỉ tiêu chủ yếu 

Giá trị (VND) 

1

Tổng tài sản

3.332.329.092.304

2

Doanh thu thuần

2.107.793.161.236

3

Tổng lợi nhuận trước thuế

210.527.049.895

4

Lợi nhuận sau thuế

175.681.561.186

5

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ

155.246.766.688

6

Lãi cơ bản/ 01 cổ phiếu

3.132

FECON tự tin mở rộng thị trường Myanmar sau khi hoàn thành dự án 2,2 triệu USD
Công ty cổ phần FECON vừa hoàn thành gói thầu thi công tại cảng quốc tế Thilawa (Yangon, Myanmar) trị giá 2,2 triệu USD
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư