
-
Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn về xác lập, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới
-
Quốc hội “quyết” bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên
-
Ai làm tốt nhất, chủ động phục vụ nhân dân nhất thì chúng ta phân cấp -
Thủ tướng: Đã "bắt được bệnh lãng phí", đang hoàn thiện thể chế để "chữa bệnh"
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông cho biết, tính đến hết tháng 9, toàn tỉnh Đắk Nông mới giải ngân được 46,2% tổng vốn đầu tư phát triển năm 2019, tương đương với hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là con số giải ngân thấp so với kế hoạch mà tỉnh Đắk Nông đã đề ra.
Trước thực trạng giải ngân vốn đầu tư chậm, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông điều chuyển nguồn vốn đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân chưa đạt gồm, các dự án vốn chuyển tiếp đến 30/9/2019 chưa giải ngân đạt 90%; dự án khởi công mới (được giao vốn từ đầu năm 2019) nhưng đến 31/10/2019 chưa giải ngân đạt 80%.
Tỉnh Đắk Nông thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. |
Ông Lưu Văn Trung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông cho biết, Sở đã tham mưu Tỉnh quyết định giảm vốn của những dự án chậm để bố trí cho những dự án khác có khả năng, để đảm bảo mục tiêu giải ngân hết vốn đầu tư công. Đối với nguồn vốn Trung ương, Tỉnh cũng đã kiến nghị điều chỉnh những dự án chậm, không có khả năng giải ngân trong năm 2019 để chuyển cho những dự án giải ngân tốt. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng đã chỉ đạo kiểm điểm những đơn vị để xảy ra tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công.
Một loạt chủ đầu tư đạt tỷ lệ vốn giải ngân thấp (dưới 50%) được Sở Kế hoạch và Đầu tư nêu ra như: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, Ban Quản lý Dự án giảm nghèo Tây Nguyên tỉnh Đắk Nông; các huyện Đắk Glong, Krông Nô, Tuy Đức…
Ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, đã chỉ đạo các chủ đầu tư dự án và các sở ban ngành quyết liệt thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Việc chậm giải ngân đã khiến nhiều dự án đình trệ. Là địa phương còn nhiều khó khăn, cần nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển, tuy nhiên khi có vốn lại chậm giải ngân, điều đó đã ảnh hưởng đến xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như đời sống của người dân.
“Nếu các nguồn vốn đầu tư được giải ngân kịp thời thì sẽ tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội ở các địa phương”, ông Nguyễn Bốn nhấn mạnh.

-
Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn về xác lập, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới
-
Quốc hội “quyết” bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Tổng thống Hungary và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam
-
Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên -
Ai làm tốt nhất, chủ động phục vụ nhân dân nhất thì chúng ta phân cấp -
Thủ tướng: Đã "bắt được bệnh lãng phí", đang hoàn thiện thể chế để "chữa bệnh" -
Đại biểu Quốc hội: Cần khuyến khích tăng trưởng bất động sản -
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến -
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178 -
Tổng Thanh tra giải thích lý do giữ thanh tra trong công an, quân đội, Ngân hàng Nhà nước
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản