Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 23 tháng 01 năm 2025,
Dẫn vốn tín dụng vào nền kinh tế: Để cung - cầu gặp nhau
Với nội dung và phương thức hoạt động của các chương trình hành động dẫn vốn tín dụng vào nền kinh tế hiện nay, có vai trò, ý nghĩa lớn nhất là chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng ngân hàng - doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi hơn.
Ông Tô Duy Lâm
Ông Tô Duy Lâm

Khơi dòng chảy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp

Kết quả quan trọng và ấn tượng nhất của chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp xuất phát từ chính bối cảnh chương trình hình thành và hoạt động trong 5 năm qua, đó là giai đoạn nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn; lạm phát và lãi suất tăng cao, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, các thị trường, đặc biệt là thị trường hàng hóa gặp nhiều trở ngại.

Trong điều kiện đó, việc kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về vốn, lãi suất và tín dụng đã tác động tích cực, trực tiếp và rất hiệu quả đối với doanh nghiệp.

Qua chương trình hỗ trợ về vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, trên 520.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho vay 31.149 doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong 5 năm qua đã giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn TP.HCM phục hồi, duy trì và ổn định sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Thành phố trong 5 năm qua.

Trong 5 năm vừa qua, TP. HCM liên tục đạt tốc độ tăng trưởng ở mức trên 8% - là tốc độ tăng trưởng khá và cao hơn mức bình quân của cả nước.

Với kết quả đó, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã trở thành chương trình hành động quốc gia theo Nghị quyết 35 của Chính phủ để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020. Đây là kết quả quan trọng nhất của chương trình mà điểm cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đúng với tinh thần kiến tạo và hành động của Chính phủ trong năm qua và thời gian tới.

Để thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ, ngành ngân hàng cũng đã xây dựng Chương trình hành động 1355 của Ngân hàng Nhà nước (Chỉ thị số 05/CT-NHNN và Quyết định số 1355/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước), với hệ thống tổng thể các giải pháp tiền tệ tín dụng và ngân hàng.

Trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã thực hiện nghiêm túc các nội dung chương trình kế hoạch đề ra, đặc biệt là các nội dung trong Chương trình hành động 1355 của Ngân hàng Nhà nước.

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã trở thành chương trình hành động quốc gia theo Nghị quyết 35 của Chính phủ để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020.

Cụ thể, các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện cải tiến mô hình giao dịch, lấy khách hàng làm trung tâm: cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giải hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.

Nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; tiếp tục thực hiện và cải tổ theo hình thức một cửa quy trình gửi tiết kiệm, chuyển tiền… nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Trong đó, tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất ổn định, chính sách tỷ giá linh hoạt và đặc biệt là đổi mới mô hình giao dịch, đơn giản thủ tục giao dịch, song vẫn đảm bảo an toàn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong giao dịch và sử dụng dịch vụ ngân hàng… Đây là các yếu tố nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

Theo đó, năm 2017, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chính sách lãi suất trần không quá 7%/năm đối với cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng cho 5 nhóm ngành: xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; nông nghiệp và nông thôn; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm tiếp tục hỗ trợ cho sản xuất - kinh doanh.
Chính vì lẽ đó, lãi suất, vốn tín dụng không còn là thách thức đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp là năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và các vấn đề thuộc nội hàm cạnh tranh. 

Cam kết lãi suất cho vay ngắn hạn 7%/năm với 5 lĩnh vực ưu tiên

Về mặt chính sách, để chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước TP. HCM tiếp tục áp dụng chính sách lãi suất ổn định ở mức không quá 7%/năm đối với cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng như quy định của Ngân hàng Nhà nước và xoay quanh 9%/năm đối với cho vay trung, dài hạn. Hiện gói tín dụng này được các ngân hàng thương mại (NHTM) đăng ký cho năm 2017 là 283.000 tỷ đồng. Về phương thức thực hiện, tiếp tục triển khai giải ngân gói tín dụng của các NHTM đã đăng ký.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước TP.HCM kết hợp với các UBND quận, huyện trên địa bàn tổ chức ký kết, kết nối trực tiếp ở các quận, huyện và kết nối theo chuyên đề ở cấp Thành phố, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện trực tiếp cho các lĩnh vực như: công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thành phố tăng trưởng và phát triển.

Tại TP.HCM, đã có trên 520.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho vay 31.149 doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong 5 năm qua
Tại TP.HCM, đã có trên 520.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho vay 31.149 doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong 5 năm qua

Riêng năm 2017, để thực hiện chủ trương của Thành phố về xây dựng môi trường sinh thái khởi nghiệp; về chuyển đổi hộ gia đình thành doanh nghiệp nhỏ và vừa…, Ngân hàng Nhà nước TP. HCM kết hợp thực hiện kết nối ngân hàng - doanh nghiệp gắn với các đối tượng trên, nhằm hỗ trợ phát triển cả hai phía.

Trong 3 tháng đầu năm nay, chỉ riêng với chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, có 16 NHTM đã cam kết gói tín dụng hỗ trợ năm 2017 với hạn mức 226.177 tỷ đồng và 10 triệu USD; Chương trình tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên đạt 147.780 tỷ đồng. Trong đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 95.287 tỷ đồng, chiếm 64,5% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên.

Năm 2017, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn sẽ giảm xuống ở mức 50%; tỷ lệ này năm 2016 là 60%. Trong quý I/2017, theo báo cáo của một số tổ chức tín dụng, lãi suất huy động tăng khoảng 0,07 - 0,2%/năm đối với các kỳ hạn dài trên 12 tháng. Trong đó, lãi suất cho vay trung, dài hạn điều chỉnh tăng khoảng 0,03 - 0,1% so với cuối năm trước.

Cụ thể, so với cuối năm 2016, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại một số tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng nhẹ, song chủ yếu đối với loại tiền gửi trên 12 tháng và lãi suất cho vay trung, dài hạn, nhằm cơ cấu lại nguồn vốn cũng như sử dụng vốn cho phù hợp với diễn biến thị trường, đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo đó, lãi suất huy động bằng VND trên địa bàn được các NHTM áp dụng phổ biến 4,8 - 5,34%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng; phố biến ở mức 5,3 - 6,92%/năm đối với các kỳ hạn dài trên 12 tháng; phổ biến ở mức 6,65 - 7,24%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng.

Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND được các tổ chức tín dụng trên địa bàn hiện nay đang áp dụng không quá 7%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước; phổ biến áp dụng ở mức 6 - 7%/năm. Lãi suất cho vay với các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thông thường khác đến nay được áp dụng phổ biến ở mức 6,68 - 9,35%/năm đối với kỳ hạn ngắn và ở mức 8,73 - 9,83%/năm đối với kỳ hạn trung, dài hạn.

Lãi suất cho vay USD được áp dụng phổ biến ở mức 3,65 - 3,6%/năm đối với ngắn hạn và ở mức 5,2 - 5,51%/năm đối với trung, dài hạn.

Hệ thống ngân hàng: “Mạch máu” đã thông
Năm 2016 được xác định là năm mở đầu, tạo nền tảng phát triển quan trọng cho giai đoạn 2016 - 2020, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư