
-
CT Group khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt làm chủ công nghệ
-
Sẵn sàng cho Đại lễ 30/4: MobiFone đảm bảo phục vụ hàng triệu khách hàng
-
Hàng triệu lượt tìm kiếm thông tin về "concert quốc gia"
-
CMC nhắm đích 250 triệu USD tại thị trường Nhật Bản -
MobiFone đạt 2,5 triệu thuê bao 5G
Công ty đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia thông báo đấu giá quyền sử dụng khối băng tần 713-723 MHz và 768-778 MHz (B2-B2') trong hai tuần tới tại Cục Tần số Vô tuyến điện. Công ty tiếp nhận hồ sơ đến 15/5. Để đăng ký, doanh nghiệp tham gia cần nộp khoản đặt cọc 100 tỷ đồng và phải được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ cấp giấy xác nhận đáp ứng điều kiện đấu giá.
Giá khởi điểm của khối B2-B2' là 1.955.613.000.000 đồng, được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng, với bước giá 20 tỷ đồng.
B2-B2' là khối băng tần được quy hoạch để triển khai hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-Advanced và các phiên bản tiếp theo, sử dụng phương thức song công phân chia theo tần số (FDD).
Giá trị của một tần số phụ thuộc vào dải hoạt động rộng hay hẹp và tần số thấp hay cao. Tần số càng rộng, tốc độ truyền dữ liệu càng cao. Tần số ở dải càng thấp, sóng di động càng đi xa. Do ở tần số thấp, 700 MHz có vùng phủ rộng hơn so với các băng tần từng được đấu giá, nên được gọi là băng tần "kim cương".
Trong phương án đấu giá, Bộ Khoa học và Công nghệ không buộc doanh nghiệp phải triển khai 5G ở băng tần này, nhưng nhà mạng sở hữu sẽ có lợi thế về vùng phủ.
![]() |
Băng tần 700MHz là "băng tần kim cương" triển khai 5G. |
Trong phương án tổ chức đấu giá băng tần B2-B2' thông qua hồi cuối tháng 3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu doanh nghiệp cam kết triển khai mới tối thiểu 2.000 trạm phát sóng di động sau hai năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
Nhà mạng trúng đấu giá phải triển khai mới tối thiểu 650 trạm ở các khu vực biển, đảo, đồng thời phủ sóng 100% tuyến đường bộ cao tốc trước 2030. Doanh nghiệp được yêu cầu phát sóng muộn nhất sau 12 tháng kể từ ngày được cấp phép. Khi đó, tối thiểu 30% số lượng trạm đã cam kết phải phát sóng.
Trước đó, đầu năm 2025, khối băng tầng B2-B2’ được đưa ra đấu giá nhưng không thành công do đến hạn cuối nộp tiền đặt trước chỉ có 1 doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ tài chính.
Theo báo cáo "Thúc đẩy 5G tại Việt Nam" của Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA), với khả năng phủ sóng rộng, xuyên thấu mạnh và chi phí triển khai thấp, băng tần 700MHz trở thành tài nguyên đắt giá trong phát triển 5G. GSMS dự đoán đến năm 2030, số lượng kết nối 5G của Việt Nam sẽ vượt quá 90 triệu thuê bao, mạng 5G phủ sóng hơn 99% dân số. Theo GSMA đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia năng động và phát triển nhanh nhất châu Á với quá trình chuyển đổi số đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực
-
Đấu giá lại khối băng tần "kim cương" 700MHz cho 5G -
Chính phủ Mỹ sẽ ép Google phải chia tách -
Việt Nam lọt vào top 3 thế giới về số lượt tải ứng dụng -
CT Group khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt làm chủ công nghệ -
Đầu tư trung tâm dữ liệu: Thách thức về cung cấp điện ổn định -
Facebook thử nghiệm nút "hạ cấp" bình luận không hữu ích -
Sẵn sàng cho Đại lễ 30/4: MobiFone đảm bảo phục vụ hàng triệu khách hàng
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới