-
Quản lý Quỹ Leadvisors tiếp tục “gom” cổ phiếu Hải An và nâng sở hữu lên 9,23% vốn -
Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền
“Hiện tượng” cổ phiếu NHA
Khi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, giá cổ phiếu NHA bất ngờ bùng nổ, trở thành một hiện tượng đi ngược xu hướng và thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Thống kê từ ngày 1/3 đến ngày 5/6, cổ phiếu NHA đã tăng 81,4% (cùng thời gian thị trường tăng 2,1%), từ 17.200 đồng lên 31.200 đồng/cổ phiếu và bắt đầu bị bán mạnh trong các phiên gần đây, về 29.200 đồng/cổ phiếu (ngày 11/6).
Trong quý I/2024, dù lợi nhuận tăng mạnh trở lại, đạt 11,8 tỷ đồng, nhưng Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội mới hoàn thành 23,6% kế hoạch lãi 50 tỷ đồng trong năm. Kế hoạch lãi tham vọng được đưa ra dựa trên kỳ vọng tiếp tục bán và bàn giao các lô đất tại Dự án Khu dân cư Mộc Bắc (tỉnh Hà Nam) diện tích 8,1 ha, cũng như đóng góp từ hoạt động xây dựng và cho thuê nhà xưởng.
Tổng công ty tiếp tục triển khai hàng loạt dự án như Dự án BT đường kết nối Ngã ba Hòa Mặc đến đường ĐH05 (được UBND tỉnh Hà Nam chấp thuận gia hạn thời gian thực hiện đến hết năm 2025 do chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng); Dự án Khu nhà ở Chợ Lượng với quy mô 19,7 ha và Dự án Khu nhà ở đô thị Văn Xá với quy mô 15,3 ha; Dự án 05 tuyến đường trục chính khu vực trung tâm đô thị Duy Tiên theo hình thức BT, đến cuối năm 2023 đã giải phóng mặt bằng được gần 90%, bắt đầu triển khai thi công hạ tầng vào đầu tháng 4/2024…
Tại thời điểm cuối quý I/2024, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội chỉ sở hữu tiền mặt 16,9 tỷ đồng, chiếm 2,5% tổng tài sản, nhưng tổng nợ vay lên tới 107,03 tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng nguồn vốn. Như vậy, các dự án đa phần đang trong giai đoạn triển khai, chuẩn bị triển khai với nhu cầu vốn lớn, nhưng quỹ tiền mặt hạn chế đang là cản trở đối với vốn đối ứng phát triển dự án tại Tổng công ty.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội thông qua kế hoạch chào bán hơn 8,83 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, huy động 88,35 tỷ đồng, triển khai trong năm 2024. Về số tiền huy động, Tổng công ty dùng 30 tỷ đồng trả nợ; 50 tỷ đồng đầu tư xây dựng các dự án; còn lại 8,35 tỷ đồng bổ sung vốn.
Lý giải về việc huy động vốn, ông Nguyễn Minh Hoàn, Chủ tịch HĐQT chia sẻ, là doanh nghiệp làm về bất động sản, Tổng công ty đang thực hiện rất nhiều dự án và các dự án tới đây cần nhiều vốn tài trợ. Tổng công ty đã được niêm yết, nên có thế mạnh trong việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán, nên ưu tiên việc phát hành cổ phiếu. Về nguồn vốn khác, hiện tại lãi suất ngân hàng đã thấp, nhưng thủ tục vay còn khó khăn, làm lỡ các cơ hội sản xuất, kinh doanh.
Có thể thấy, vốn huy động từ cổ đông đang và sẽ là nguồn vốn quan trọng để Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội đảm bảo nguồn vốn đối ứng triển khai hàng loạt dự án. Vì vậy, việc giá cổ phiếu tăng cao trong thời gian ngắn giúp tăng chênh lệch giá thị trường và giá chào bán, từ đó hấp dẫn nhà đầu tư và tăng cơ hội thành công của đợt gọi vốn sắp tới.
Tín hiệu đảo chiều
Dù tạo câu chuyện hấp dẫn về sở hữu nhiều quỹ đất tại tỉnh Hà Nam, đồng thời chuẩn bị “game” tăng vốn để hấp dẫn nhà đầu tư, nhưng với việc tăng giá quá nhanh chỉ trong thời gian ngắn, cổ phiếu NHA đang phát đi các tín hiệu đảo chiều đáng lo ngại.
Xét về phân tích kỹ thuật, sau khi đi ngang từ ngày 21/5 đến 4/6, cổ phiếu NHA tạo phiên vượt xu hướng (break out) giả ngày 5/6, sau đó liên tục giảm trở lại với thanh khoản tăng mạnh, thêm nữa chỉ báo RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) nằm vùng quá mua kéo dài, đây là tín hiệu cho thấy dấu hiệu phân phối đỉnh ngắn hạn và tạo hiệu ứng break out giả để hút dòng tiền.
Hơn nữa, với việc tăng nóng, định giá cổ phiếu NHA theo P/E là 71,14 lần, bằng 2,36 lần trung bình ngành và định giá theo P/B là 2,74 lần, bằng 2,14 lần so với trung bình ngành. Điều này đặt ra câu chuyện định giá cổ phiếu không còn rẻ so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành.
Đặc biệt, cổ phiếu NHA có lịch sử giao dịch thiếu ổn định, sau nhịp tăng nóng thường lao dốc. Trong đó, cổ phiếu đạt đỉnh ngày 11/1/2022 vùng 75.120 đồng/cổ phiếu, nhưng tới ngày 15/11/2022 đã giảm 89,8%, về 7.690 đồng/cổ phiếu.
Ông Lâm Văn Vân, đại diện Quỹ đầu tư ECI Capital nhận định: “Cổ phiếu NHA đi ngang sau giai đoạn tăng nóng, chỉ báo RSI đang tiến tới vùng quá mua trong khi chỉ báo MACD cắt nhau và đang có dấu hiệu hướng xuống. Đây là những dấu hiệu kết hợp cho thấy, nhà đầu tư nên thận trọng tại vùng giá hiện tại”.
-
Vinasun chậm chuyển đổi, cổ đông lớn thoái vốn -
THACO, REE, Vinamilk mang về lợi nhuận thế nào cho "đại gia" ngoại 200 năm tuổi? -
Lộc Trời dự kiến bầu thay thế 3 lãnh đạo trong Đại hội bất thường -
Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại -
Bất động sản tạo đáy lợi nhuận, doanh nghiệp địa ốc phục hồi -
Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể tăng mạnh nếu áp thuế GTGT 5% -
Cổ phiếu Thép Nam Kim lao dốc do lo ngại xuất khẩu gặp khó
-
1 Đấu giá đất Sóc Sơn: Trả tới 30 tỷ đồng/m2, sau đó “sợ quá, xin rút”? -
2 Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ -
3 Thị trường bất động sản đang bỏ qua một phân khúc rất lớn -
4 Bỏ quy định phòng cháy chữa cháy là ngành kinh doanh có điều kiện -
5 Bộ Giao thông Vận tải có bộ trưởng mới
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River