Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Đâu là con át chủ bài của nông nghiệp Việt Nam?
Thu Phương - 06/06/2018 14:51
 
Đây là câu hỏi được đặt ra cho các chuyên gia, doanh nghiệp nhằm tìm kiếm câu trả lời cho giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt tại Diễn Đàn kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 5/6.
.
Phiên thảo luận: Giải pháp phát triển thương mại và mở rộng thị trường tại Diễn Đàn kinh tế Việt Nam chuyên đè nông nghiệp vừa diễn ra.

Là người điều phối phiên thảo luận, ông Trương Gia Bình đặt câu hỏi với 7 vị diễn giả cùng có mặt tại Diễn đàn về việc đi tìm át chủ bài cho nông nghiệp Việt Nam. 

"Thực ra Việt Nam có rất nhiều tiềm năng nông nghiệp, công nghệ chúng ta có thể mua được, các doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành... Nhưng vấn đề lớn nhất là sản xuất vẫn nhỏ lẻ, không ra tấm ra món. Theo các anh chị, đâu là con "át chủ bài" của nông nghiệp Việt Nam?", Trưởng ban điều hành ViEF đặt câu hỏi. 

Thứ nhất, Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 180 nước trên thế giới. Giá trị xuất khẩu nông sản đã tăng từ 105 triệu USD lên 2,05 tỷ USD vào năm 2016. Thứ hai, chúng ta có một tầng lớp tiêu dùng trung lưu đang phát triển. Tỷ lệ ăn gạo có xu hướng giảm, người ta quan tâm hơn đến thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thứ ba, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu về chế chế biến thực phẩm sạch tăng. Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn) cho rằng Việt Nam đã hội tụ đủ tiềm năng để phát triển nông nghiệp.

Trong bức tranh xuất khẩu, thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp, mới chỉ chiếm 1%. "Như vậy nông nghiệp Việt Nam tiềm năng rất lớn nhưng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, nhất là các doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp", ông nói. 

Cùng trả lời câu hỏi này, chuyên gia Đặng Đặng Kim Sơn cho rằng át chủ bài của chúng ta là các ngành hàng, tất cả các cây trồng nhiệt đới nào người nông dân Việt Nam cũng có thể sản xuất tốt.

Bà Vũ Kim Hạnh cho rằng con át chủ bài của chúng ta là chất lượng và giá trị gia tăng. "Nhưng nông dân và doanh nghiệp của chúng ta ít tiêu chuẩn quá, nhất là tiêu chuẩn quốc tế", chuyên gia này nói.

Khi vấn đề tiêu chuẩn, bà dẫn ra câu chuyện thực tế tại An Giang vốn là một nơi nổi tiếng nề nếp, người nông dân làm ăn lớn. Bà đã hỏi những doanh nghiệp tại đây câu hỏi "Tiêu chuẩn của các anh là gì" thì họ cho biết không có tiêu chuẩn nào cả. "Họ còn nhấn mạnh là tôi thật thà lắm, chị phải tin tôi chứ. Tôi nói không được, các anh làm quốc tế phải có tiêu chuẩn, cam kết bằng giấy tờ", bà Hạnh kể. 

"Chốt lại, tôi muốn nhấn mạnh chúng ta chỉ cần lập một nhóm nghiên cứu thị trường làm thiết thực và tổ chức những nhóm chuyên gia trẻ đi các hội trợ quốc tế uy tín, hai giải pháp này theo tôi nếu làm được sẽ rất có lợi cho người dân", bà kết luận. 

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho rằng, dưới góc độ cơ quan quản lý, át chủ bài của nền nông nghiệp vẫn là cơ chế chính sách ngoài dòng vốn.

"Theo tôi thấy, các doanh nghiệp hiện chưa mạnh dạn đầu tư. Về thị trường, hiện nay Việt Nam có 6 thị trường xuất khẩu chính chiếm tới 77% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc lệ thuộc một số thị trường chính cũng là vấn đề", ông nhận định.

Tuy vậy, ông cho rằng đây cũng có thể xem là điểm tựa để chúng ta tiến tới đa dạng hóa thị trường. Thời gian tới Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới. Riêng trong nước, ông cho rằng Việt Nam cần thay đổi quy mô sản xuất giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm cơ hội.

Tiếp tục bàn về "con át chủ bài", ông Vũ Trường Ca, Chủ tích Hội đồng Quản trị Lina Network cho rằng dù nông nghiệp Việt Nam đang được Chính phủ đẩy mạnh hỗ trợ, có nhiều chính sách giúp đỡ người nông dân, chúng ta hiện nay luôn gặp phải trường hợp được mùa mất giá, được giá mất mùa, hay mất mùa và mất luôn cả giá, và thường xuyên phải tiến hành giải cứu. "Như vậy có thể thấy, nông nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường", ông nhận định.

Theo ông, vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu xem thị trường cần gì. Thị trường cần phải có sản phẩm minh bạch, bất biến, an toàn, chuẩn hoá, truy xuất mọi lúc mọi nơi.

"Công nghệ Blockchain hiện nay trên thế giới rất mạnh, có thể thay thế, tác động mạnh tới hoạt động của xã hội trong tương lai. Đối với Blockchain, hiện nay quy mô phát triển thế thế giới còn rất sơ khai, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để ứng dụng công nghệ này", ông nói.

Theo ông, Việt Nam có nền tảng lớn về toán và công nghệ, điều này được minh chứng qua thứ hạng cao của Việt Nam trong các kỳ thi Olympic toán quốc tế qua các năm. Trong Blockchain, cả thế giới có cùng xuất phát điểm, trong khi chúng ta có lại có sẵn hàng loạt lợi thế về con người về chính sách và về quy mô phát triển.

Nhóm Nông nghiệp sẽ trình Thủ tướng hai vấn đề tại diễn đàn kinh tế tư nhân
Chủ tịch Nhóm Công tác Nông nghiệp Diễn đàn kinh tế tư nhân (VPSF)- Chủ tịch HĐQT Thaibinh Seed, ông Trần Mạnh Báo đưa ra hai vấn đề lớn của doanh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư