-
Giải Nobel Kinh tế 2024 vinh danh 3 nhà kinh tế học người Mỹ -
Tăng trưởng quý III/2024 của Singapore ước đạt 4,1% -
Tại sao OpenAI chọn Singapore làm trung tâm hoạt động toàn cầu? -
Dầu thô tăng giá do lo ngại xung đột Israel - Iran leo thang -
Ở kịch bản xấu nhất, giá dầu sẽ vọt qua 3 con số, thậm chí đạt 150 USD/thùng -
Nhà giao dịch chốt lời, giá dầu thế giới trượt nhẹ từ mức cao nhất trong hơn 1 tháng
Giá dầu WTI của Mỹ được dự báo sẽ duy trì trên 80 USD/thùng vào đầu tuần này. Ảnh: AFP |
Động thái của Saudi Arabia và Nga được cho là sẽ khiến nguồn cung bị thắt chặt hơn, trong khi đó các nhà đầu tư đang cảnh giác trước các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn của Mỹ đối với dầu mỏ Iran.
Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn hôm nay tăng 55 cent, tương đương 0,65%, lên 85,44 USD/thùng vào lúc 07:00 GMT. Tương tự, giá dầu thô WTI của Mỹ đạt mức 81,14 USD/thùng, tăng 63 cent, tương đương 0,78%.
Đúng như dự đoán của giới nhà phân tích, Saudi Arabia đã xác nhận họ sẽ tiếp tục cắt giảm tự nguyện thêm 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd), khiến mức sản lượng tháng 12 còn khoảng 9 triệu thùng/ngày, Reuters dẫn một nguồn tin từ Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho hay.
Sau tuyên bố của Saudi, Moscow cũng khẳng định sẽ tiếp tục cắt giảm nguồn cung tự nguyện thêm 300.000 thùng/ngày từ lượng xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu mỏ cho đến cuối tháng 12.
Theo dự báo của các nhà phân tích tại tập đoàn dịch vụ tài chính Hà Lan ING, thị trường dầu mỏ sẽ dư thừa trong quý I/2024, "điều này có thể đủ để thuyết phục Saudi Arabia và Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung".
Tuần trước, giá dầu Brent và WTI giao kỳ hạn cùng đánh dấu tuần sụt giảm thứ hai liên tiếp, với mức giảm khoảng 6%, do phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị phát sinh từ mối lo gián đoạn nguồn cung bởi xung đột giữa Israel và phiến quân Hamas ở Trung Đông.
"Thị trường chưa đặt nặng quá đến rủi ro địa chính trị như hiện nay, cho vậy đó vẫn là rủi ro tăng giá chính", ông Suvro Sarkar, nhà phân tích tại tập đoàn tài chính ngân hàng Singapore DBS, lưu ý.
Tuần này, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến nhiều dữ liệu kinh tế hơn từ Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều thứ hai thế giới - sau Bắc Kinh công bố dữ liệu sản xuất tháng 10 gây thất vọng vào tuần trước.
Nhà phân tích Tony Sycamore của công ty tư vấn tài chính IG (Australia) dự đoán giá dầu sẽ được thúc đẩy bởi các tin tức từ Trung Đông và biểu đồ kỹ thuật trong tuần này.
Ông Sycamore cho rằng giá dầu WTI sẽ duy trì mức hỗ trợ trên 80 USD/thùng vào đầu tuần này, nếu không nó có thể sẽ giảm xuống mức thấp 77,59 USD từng xảy ra trong tháng 8.
Trong khi đó, nhà phân tích Suvro Sarkar từ tập đoàn DBS kỳ vọng Brent sẽ tiếp tục được hỗ trợ ở mức 80 - 85 USD/thùng do nguồn cung tiếp tục bị cắt giảm, đà tăng lãi suất chấm dứt và đồng đô la Mỹ suy yếu sau khi dữ liệu bảng lương vừa công bố của Mỹ đã suy yếu hơn dự đoán.
Hạ viện Mỹ cuối tuần trước đã thông qua dự luật nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Iran. Theo đó, Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp đối với các cảng và nhà máy lọc dầu nước ngoài xử lý xăng dầu xuất khẩu từ Iran, nếu dự luật được ký ban hành.
Ông Sarkar cho biết các nhà phân tích vẫn đang theo dõi xem liệu dự luật tiềm năng trên có ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu mỏ của Iran hay không. Những lệnh trừng phạt như vậy thường đi kèm với quyền miễn trừ an ninh quốc gia và Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran.
Tại Mỹ, số giàn khoan dầu đã giảm 8 giàn, xuống còn 496 trong tuần trước và đây là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2022, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes nêu trong báo cáo công bố tuần trước.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), một cuộc xung đột rộng hơn có thể khiến Saudi Arabia và Nga xem xét lại kế hoạch cắt giảm của họ. Cơ quan này cũng cảnh báo về những rủi ro mà giá nhiên liệu cao gây ra lạm phát và nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hiện tại, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác dường như có ý định kiểm soát chặt chẽ nguồn cung.
Theo Bloomberg Economics, Saudi Arabia có thể muốn đẩy giá dầu lên tới 100 USD để tài trợ cho các dự án đắt tiền như thành phố tương lai có tên Neom và mua các cầu thủ bóng đá và gôn thủ nổi tiếng cho các thương hiệu thể thao trong nước.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cần nguồn thu từ dầu mỏ để cung cấp cho chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group nhận định rằng Saudi Arabia có thể bị buộc phải gia hạn đơn phương cắt giảm 1 triệu thùng/ngày đến năm 2024 khi thị trường tiếp tục chững lại. Còn Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán rằng nguồn cung dư thừa mới sẽ xuất hiện vào đầu năm tới khi tăng trưởng nhu cầu giảm mạnh.
Được biết, liên minh gồm 23 quốc gia OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày 26/11 để xem xét chính sách sản lượng cho năm 2024.
-
Thái Lan liên tiếp đón các "đại bàng" đầu tư tỷ USD vào trung tâm dữ liệu -
Nền kinh tế Anh tăng trưởng trở lại cùng nỗi lo tài chính công -
AMD ra mắt chip AI mới, đối đầu với "át chủ bài" Blackwell của Nvidia -
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cắt giảm lãi suất sau gần 2 năm giữ nguyên -
Tại sao OpenAI chọn Singapore làm trung tâm hoạt động toàn cầu? -
Quan chức Fed: Sẽ có thêm 1 hoặc 2 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay -
Dầu thô tăng giá do lo ngại xung đột Israel - Iran leo thang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam