
-
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự án điện gió gần bờ tại Quảng Bình
-
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng
-
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong
-
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427
-
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông -
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng
![]() |
Tuyến cao tốc Ninh Binh – Thanh Hóa được quy hoạch 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m, vận tốc 120 km/h nhưng giai đoạn trước mắt được phân kỳ đầu tư 4 làn xe hạn chế, rộng 17 m. (Ảnh minh họa) |
Là phân đoạn đầu dự kiến triển khai theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, Dự án xây dựng đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 do Ban quản lý dự án Thăng Long chuẩn bị đầu tư có chiều dài khoảng 63,37 km đi qua 2 huyện, 1 thành phố của tỉnh Ninh Bình và 7 huyện của tỉnh Thanh Hóa.
Tuyến được quy hoạch 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m, vận tốc 120 km/h nhưng giai đoạn trước mắt đơn vị tư vấn (Tổng công ty Tư vấn giao thông vận tải – TEDI) đề xuất phân kỳ đầu tư 4 làn xe hạn chế, rộng 17 m. Ngoài các cầu vượt sông, cầu vượt nút giao, Dự án cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 còn xây dựng 2 hầm đường bộ với tổng chiều dài 940m là Tam Điệp và Thung Thi.
Ước tính, tổng mức đầu tư giai đoạn I Dự án là 13.788,4 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng công trình là 9.123,7 tỷ đồng; chi phí GPMB là 1.964,4 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án; tư vấn là 1.082 tỷ đồng; phần còn lại là dự phòng trượt giá và dự phòng khối lượng.
Thống kê của Bộ GTVT cho thấy, lưu lượng xe quy đổi tại đoạn Ninh Bình – Quốc lộ 45 có thể đạt 20.876 PCU/ngày đêm vào năm 2020 và 40.258 PCU/ngày đêm vào năm 2030.
Tại Dự án cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45, Ban quản lý dự án Thăng Long đề nghị phần vốn tham gia của Nhà nước là 5.005 tỷ đồng, phần còn lại do Nhà đầu tư tự huy động bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay thương mại. Tại Dự án này, phần vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư là 1.876 tỷ đồng, tương đương 20% tổng nguồn vốn đầu tư BOT, bao gồm cả lãi vay.
Với mức giá khởi điểm 1.500 đồng/PCU/km; lộ trình tăng giá 12%/3 năm, Dự án có thể hoàn vốn trong thời gian 18 năm.
Cần phải nói thêm rằng, mức lãi suất vốn vay trong thời gian xây dựng và khai thác của Dự án tạm xác định là 7,86%/năm; lợi nhuận kỳ vọng vốn chủ sở hữu là 11,77%/năm.
Theo đề xuất của Ban quản lý dự án, tiến độ và thời gian thực hiện Dự án như sau: duyệt báo cáo Nghiên cứu khả thi trong quý II/2018; thiết kế kỹ thuật từ quý III/2018 – quý III/2019; công tác GPMB từ quý IV/2018 – quý II/2021; lựa chọn nhà đầu tư, cấp giấy đăng ký chứng nhận nhà đầu tư, ký kết hợp đồng và khởi công từ quý IV/2018 đến quý III/2021. Thời gian xây dựng trên thực địa 2 tuyến cao tốc này vào khoảng 30 tháng, bắt đầu tư ngày khởi công.

-
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427 -
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông -
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng -
Hà Nội đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây -
Giao VEC thực hiện Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vốn 15.030 tỷ đồng -
Bình Dương đề xuất TP.HCM dùng chung depot tại Thủ Đức khi làm tuyến metro đầu tiên -
Đồng Nai và Bình Phước thống nhất khởi công cầu Mã Đà trong tháng 6/2025
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025