
-
Hải Phòng: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Nga và Singapore
-
Dự án metro 56.301 tỷ đồng của Bình Dương chưa làm rõ phương án huy động vốn
-
Hải Dương tiếp tục đưa 8 dự án đầu tư công vốn hơn 2.400 tỷ đồng vào hoạt động
-
Dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ đã hoàn thành thi công hạng mục đê chắn sóng
-
Long An và tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) ký kết ý định thư về hợp tác hữu nghị -
Dự án Trump International, Hung Yen chính thức khởi công
![]() |
Sơ đồ vị trí xây dựng bến xe Miền Đông mới |
Theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vừa được UBND TP HCM phê duyệt, bến xe Miền Đông mới có diện tích hơn 160.000 m2 nằm ở phường Long Bình, quận 9, TP HCM (chiếm hơn 3/4 diện tích) và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (gần 1/4 diện tích).
Công trình gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích hơn 122.000 m2 (chiếm hơn 76% tổng diện tích); khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Tổng công ty TNHH một thành viên Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (Samco) - chủ đầu tư dự án bến xe Miền Đông mới và cũng là đơn vị lập quy hoạch - cho biết bến xe Miền Đông mới là một tổng thể khu vực liên hợp nhiều công trình phục vụ đa chức năng, đáp ứng nhu cầu của hành khách và hoạt động dịch vụ của bến xe; là đầu mối vận chuyển hành khách đa hướng tuyến, quy mô lớn, đáp ứng được định hướng phát triển trong tương lai.
![]() |
Dự án xây dựng Bến xe Miền Đông đã được Bộ Xây dựng chấp thuận |
Dự kiến bến xe miền Đông mới sẽ kết nối với các tuyến xe buýt, đặc biệt là tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Hành khách từ các tỉnh về đến bến xe này có thể lựa chọn các loại phương tiện công cộng, metro để vào trung tâm thành phố hoặc về các quận huyện vùng ven; cũng như có thể đi Bình Dương, Đồng Nai...
Theo đánh giá của UBND thành phố, dự án xây dựng Bến xe Miền Đông mới là công trình đầu mối giao thông quan trọng tại cửa ngõ Đông Bắc và là một trong các hạng mục được ưu tiên thực hiện trong chiến lược phát triển giao thông vận tải TP HCM.
Trước đó, hồi tháng 9/2014 UBND TP HCM đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bến xe Miền Đông hiện hữu (phường 26, quận Bình Thạnh), diện tích hơn 62.600 m2, thành khu vực tái thiết đô thị. Cụ thể, khu A với chức năng chính là đầu mối trung chuyển hành khách nội đô và khu B là trung tâm thương mại - dịch vụ, văn phòng cho thuê, khách sạn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.

-
Chờ kích hoạt cơ chế đặc thù cho sân bay Phú Quốc -
Long An và tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) ký kết ý định thư về hợp tác hữu nghị -
Dự án Trump International, Hung Yen chính thức khởi công -
Quảng Nam xem xét phục hồi pháp lý cho Khu du lịch sinh thái Lê Phan -
Chuẩn bị mở rộng giai đoạn tiếp theo dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Đà Nẵng lập thủ tục đầu tư nút giao thông Túy Loan vốn 400 tỷ đồng -
Chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai