Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Đầu tư hơn 171 tỷ đồng xây Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên tại Việt Nam
Viết Ý (TTXVN/Vietnam+) - 18/07/2015 10:23
 
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định và Hội Gặp gỡ Việt Nam vừa tổ chức họp báo nhằm thông báo về lễ khởi công công trình Tổ hợp không gian khoa học và Hội nghị khoa học quốc tế năm 2015 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Mô hình Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh minh họa. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Mô hình Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh minh họa. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định cho biết vào tháng 11/2014, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho tỉnh Bình Định đầu tư xây dựng dự án Tổ hợp không gian khoa học tại địa điểm gần khu vực Trung tâm Quốc tế khoa học và Giáo dục liên ngành (ICSE), thuộc địa phận khu vực 2, phường Ghềnh Ráng - Quy Nhơn.

Công trình được xây dựng trên tổng diện tích hơn 12.650 m2, với 3 hạng mục chính là nhà mô hình vũ trụ; bảo tàng khoa học; đài quan sát thiên văn với tổng số vốn đầu tư trên 171 tỷ đồng.

Công trình sẽ được khởi công chính thức vào ngày 20/7/2015 và dự kiến đến năm 2017 hoàn thành chính thức đưa vào sử dụng. Đây là Tổ hợp không gian khoa học đại chúng đầu tiên tại Việt Nam, chú trọng đến việc đưa khoa học đến với quần chúng và phát triển tình yêu khoa học cho nhân dân đặc biệt là giới trẻ…

Tại họp báo, giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam cho biết hội nghị khoa học quốc tế 2015 sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn trong thời gian từ ngày 19-28/7/2015.

Trong khuôn khổ hội nghị khoa học quốc tế 2015 sẽ có 5 hội ​thảo quốc tế và 4 lớp học vật lý, cùng các buổi giao lưu giữa các nhà khoa học đạt giải thưởng Nobel và các giáo sư danh tiếng trên thế giới như giáo sư Jerome Friedman (đạt giải thưởng Nobel vật lý năm 1990) và giáo sư George Smoot (giải thưởng Nobel vật lý năm 2006) và giáo sư Lưu Lệ Hằng (người Mỹ, gốc Việt ) đạt giải Kavli Thiên văn học năm 2012.

Xót lòng nghìn tỷ đầu tư cho khoa học nửa vời
Mỗi năm ngân sách nhà nước dành khoảng 3.000 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học. Với số tiền chưa đến 150 triệu USD, ông Nguyễn Sỹ Cương,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư