
-
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
Với giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/5 vùng 12.300 đồng/cổ phiếu, vốn hoá của Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn khoảng 473,55 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn được thành lập năm 2002 với vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng, ban đầu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, xây lắp đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV và hiện tại vốn điều lệ lên 385 tỷ đồng, Công ty hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng công trình điện, sản xuất cột điện bê tông ly tâm dự ứng lực, sản xuất cọc bê tông ly tâm dự ứng lực.
Kể từ khi thành lập năm 2002, Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn đã trải qua 8 lần tăng vốn điều lệ từ 1,2 tỷ đồng, lên 385 tỷ đồng. Trong đó, 5 lần tăng vốn đầu tiên từ 1,2 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng do cổ đông góp vốn; lần tăng vốn thứ 6 từ 250 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng ghi nhận có cổ đông mới góp vào; lần thứ 7 là tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng, Công ty thực hiện chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; và tháng 3/2025 tiếp tục tăng vốn lên 385 tỷ đồng.
Ngoài ra, về biến động cổ đông, tại thời điểm 1/1/2023, Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn chỉ có 1 cổ đông lớn là ông Nguyễn Văn Trường, Chủ tịch HĐQT sở hữu 95% vốn điều lệ và còn lại 5% vốn điều lệ thuộc về cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, tính tới ngày 31/3/2025, Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn ghi nhận 3 cổ đông lớn là ông Nguyễn Văn Trường (sinh năm 1975), Chủ tịch HĐQT sở hữu 20% vốn điều lệ; bà Hoàng Kim Huế, vợ Chủ tịch Nguyễn Văn Trường sở hữu 10% vốn điều lệ; bà Nguyễn Diệu Linh, con gái Chủ tịch Nguyễn Văn Trường sở hữu 5% vốn điều lệ; và còn lại 65% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Như vậy, trước thời điểm nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE, Chủ tịch Nguyễn Văn Trường đã giảm sở hữu từ 95% về 20% vốn điều lệ, tương ứng bán ra 75% vốn điều lệ tại Công ty.
Được biết, ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1975, trình độ chuyên môn là cử nhân Quản lý Kinh tế. Trong đó, từ năm 1997 đến 2002, ông là Đội trưởng tại Công ty Xây dựng Hạ tầng Kỹ thuật Hà Nam; và sau đó ông là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tại Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn từ năm 2004 đến năm 2022 và kể từ năm 2022 tới nay ông Nguyễn Văn Trường chỉ giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.
Ngoài ra, từ đầu năm 2023 tới nay, vị trí Tổng giám đốc Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn được giao lại cho ông Đoàn Văn Thành (sinh năm 1984). Trong đó, ông Thành đã trải qua nhiều vị trí tại Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn từ cán bộ kỹ thuật, Trưởng phòng Kỹ thuật, Phó tổng giám đốc và hiện tại là Tổng giám đốc.
Điểm đáng lưu ý, cổ phiếu Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn chỉ mới chính thức niêm yết 35 triệu cổ phiếu ngày 25/6/2024 trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 10.600 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, chưa đầy một năm giao dịch trên UPCoM, Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn đã nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE.
Về sức khoẻ tài chính, giống như các doanh nghiệp xây dựng, tính tới ngày 31/3/2025, tổng các khoản phải thu ngắn hạn và tồn kho của Công ty lên tới 363,7 tỷ đồng, bằng 60,2% tổng tài sản. Trong đó, phải thu khách hàng ngắn hạn lên tới 140,3 tỷ đồng gồm Công ty cổ phần Thái Bình Dương, Ban quản lý dự án phát triển Điện lực, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Việt Hà Nội, Công ty cổ phần Thương mại Xây lắp Công nghiệp Thăng Long, Công ty TNHH Hai Pha Việt Nam và các khách hàng khác; trả trước cho người bán ngắn hạn 40,1 tỷ đồng gồm các đối tác Công ty cổ phần Tư vấn Miền Bắc – Midaco, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Ngãi Cầu, Công ty cổ phần Cơ khí Kiên Giang, Công ty cổ phần Vinael, Công ty TNHH Dây và Cáp điện Trường Thịnh…; và tổng tồn kho lên tới 159,85 tỷ đồng.

-
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ -
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua?
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao