
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
Tại Hội nghị bàn về kế hoạch đầu tư xây dựng tổ hợp dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum và hai tập đoàn Hùng Nhơn (Việt Nam), De Heus (Hà Lan) đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc triển khai đầu tư dự án này.
Theo kế hoạch, hai tập đoàn sẽ đầu tư và xây dựng một khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Kon Tum để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín, bao gồm: chọn lọc, sản xuất heo giống; nhà máy giết mổ heo tự động; sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; sản xuất phân bón hữu cơ và thương mại các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng hàng đầu Việt Nam và hướng tới xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á và châu Á.
![]() |
Lễ ký bản ghi nhớ |
Dự án dự kiến được xây dựng trên diện tích 200 ha, với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD (tương đương với 1.450 tỷ đồng), bao gồm các hạng mục như Tổ hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao; nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn châu Âu; khu điều hành chính kết hợp với dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cho các chuyên gia nước ngoài…
Ngoài ra, Dự án cũng sẽ xây dựng khu canh tác nông nghiệp công nghệ cao theo hướng hữu cơ; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, cũng sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu con giống và đào tạo lao động lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Trong đó, Dự án trang trại heo giống cao sản Kon Tum có công suất chăn nuôi 2.500 con heo cụ kỵ và ông bà được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo nguồn gen tốt. Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, hàng năm sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 24.000 con heo bố mẹ và heo hậu bị.
Toàn bộ quá trình chăn nuôi và sinh sản được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn về nguồn thức ăn, tiêm phòng, thao tác kỹ thuật nhằm tạo ra và đáp ứng nhu cầu tăng cao về heo giống ông bà, bố mẹ, heo giống thương phẩm có chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tạo ra nguồn nông sản sạch cho thị trường, hướng tới việc thành lập vùng an toàn dịch bệnh.
Sau khi hoàn thành, cùng với Đắk Lắk, Gia Lai, Dự án trang trại heo giống cao sản Kon Tum sẽ trở thành nguồn cung cấp nhanh chóng, tin cậy giống heo chất lượng cao cho Khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung.
Đồng thời, tạo cơ hội việc làm cho 250 - 300 người dân tộc thiểu số tại Kon Tum, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về chăn nuôi giá trị cao, canh tác hữu cơ theo công nghệ hiện đại và chuyển giao công nghệ chăn nuôi tiên tiến cho hàng trăm lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương…
Dự án này, có thể nói, đã tiếp tục ghi dấu sự hợp tác thành công của Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trong thời gian qua, hai tập đoàn đã hợp tác và đưa vào hoạt động nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Cụ thể, hồi tháng 4/2021, đã đưa vào hoạt động nhà máy ấp trứng Bel Gà Tây Ninh, với tổng mức đầu tư 8,7 triệu đô la Mỹ.
Tháng 9/2021, tiếp tục xây dựng hoàn thiện và đưa vào hoạt động Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại tỉnh Đắk Lắk, với tổng quy mô 200ha, tổng vốn đầu tư hơn 66 triệu USD (tương đương với 1.500 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, hai bên cũng đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục cần thiết để cuối năm 2021 có thể khởi công xây dựng Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại huyện Chư Pứh tỉnh Gia Lai, với quy mô 100 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 45 triệu USD.
Ngoài ra, De Heus và Hùng Nhơn cũng đang tiếp tục triển khai, hoàn thiện các thủ tục đầu tư Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh. Dự án này sẽ xây dựng hai trang trại gà bố mẹ, 250 trang trại chăn nuôi gà thịt an toàn và hệ thống chuỗi các nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín.
Trong định hướng đến năm 2030, Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn sẽ tiếp tục hợp tác để mở rộng và phát triển mạng lưới chuỗi các dự án chăn nuôi giống heo cụ, kỵ quy mô lớn và Vùng an toàn dịch bệnh tại khắp các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025