-
Quý III/2025 khởi công Dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây -
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Sân bay Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 -
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư
Ở kịch bản cao hơn, mức tăng trưởng GDP cũng chỉ đạt 5,3%, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch 5,5% đã được Quốc hội phê duyệt. |
Sáng nay, tại buổi công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2013 với tiêu đề Trên đường gập ghềnh tới tương lai, VEPR (thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013.
Kịch bản thấp dự báo, tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,04%, lạm phát ở mức 4,95%. Trong kịch bản cao hơn, mức tăng trưởng GDP cũng chỉ đạt 5,3%, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch 5,5% đã được Quốc hội phê duyệt. Lạm phát trong kịch bản cao vẫn ở vùng ổn định, khoảng 6,64%.
Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR, Chủ biên Báo cáo cho biết, các kịch bản này được tính theo phương pháp GDP mới, theo giá cố định năm 2010, được cập nhật số liệu đến quý I/2013.
“Hai kịch bản dự báo đều cho thấy, tăng trưởng kinh tế năm 2013 tương tự như năm 2012”, ông Thành nói và nhấn mạnh tới xu hướng giảm trong cả tăng trưởng GDP và TFP (năng suất yếu tố tổng hợp).
Báo cáo cũng cho thấy, mặc dù năm 2013 có thêm dư địa chính sách nhờ lạm phát tương đối thấp, chỉ số công nghiệp phục hồi nhẹ và còn mong manh, song các vấn đề của nền kinh tế thực vẫn đáng lo ngại. Đó là tình trạng doanh nghiệp tiếp tục suy yếu, các giải pháp chính sách không đủ mạnh... “Môi trường truyền dẫn chính sách kém hiệu quả, làm biến dạng mục tiêu mong muốn đều là những nhân tố cản trở sự phục hồi kinh tế”, ông Thành phân tích.
Đây là lý do các chuyên gia nghiên cứu tiếp tục đề xuất các giải pháp ngắn hạn và trung hạn gồm giải quyết nợ xấu trong hệ thống tài chính và hồi sinh doanh nghiệp.
Vấn đề dài hạn cần được đặt ra và làm ngay, theo ông Thành, đó là cải thiện môi trường kinh doanh, khôi phục niềm tin của dân chúng và nhà đầu tư, giảm mệnh lệnh hành chính và can thiệp nhà nước trong hoạt động kinh tế, cải cách quan hệ đất đai và cấu trúc thị trường nông nghiệp.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã khuyến nghị Chính phủ cần nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh tế vừa qua và sớm định hướng một mô hình mới.
“Nếu tiếp tục né tránh nhận thức một cách dứt khoát và rõ ràng về mô hình mới cho phát triển kinh tế, cùng những thể chế hỗ trợ phù hợp, các cuộc cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự và Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội đi tới tương lai bằng còn đường bẳng phẳng”, báo cáo kết luận.
Khánh An
-
Điều chỉnh quy mô khu công nghiệp Sóng Thần III, tỉnh Bình Dương còn 428 ha -
Quý III/2025 khởi công Dự án mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây -
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Sân bay Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 -
Đầu tư hơn 2.252 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát, Hải Phòng
-
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại -
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024