
-
Để rừng bị chặt phá, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn bị khởi tố
-
Khám xét Trung tâm Kiểm định khu vực 2 và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn
-
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo -
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em
Sáng 23/1, sau 1 ngày xét hỏi đối với các bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Sản xuất, buôn bán hàng giả, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội bước sang phần luận tội, đề nghị án của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp.
Theo đó, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, từ những bằng chứng và lời khai của các bị cáo khác, đủ buộc tội bị cáo Trần Hùng, cựu Cục phó Cục quản lý thị trường (cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương) nhận hối lộ 300 triệu đồng, do đó đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm 9 năm tù.
![]() |
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội khẳng định quan điểm buộc tội bị cáo Trần Hùng nhận hối lộ, can thiệp xử lý nhẹ vi phạm là "không oan". |
Viện Kiểm sát cho rằng, khi Công ty Phú Hưng Phát của Cao Thị Minh Thuận bị tổ công tác do Trần Hùng làm tổ trưởng, phát hiện in 27.300 sách giáo khoa giả, Thuận thông qua người quen chung là Nguyễn Minh Hải, để hối lộ Trần Hùng 300 triệu đồng.
Từ đó, Trần Hùng đã tác động đến Đội Quản lý thị trường số 17 TP.Hà Nội để nhờ xử lý nhẹ, tư vấn Thuận thay đổi lời khai, để không bị xử lý hình sự mà chỉ bị phạt hành chính 50 triệu đồng.
Đại diện Viện Kiểm sát đánh giá, từ lời khai của Trần Hùn, các bị cáo khác, người làm chứng và người liên quan, cấp sơ thẩm tuyên bị cáo phạm tội “Nhận hối lộ” và phạt 9 năm tù là có căn cứ, không oan.
Do đó, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm đối với bị cáo Trần Hùng.
Đối với Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát, Viện Kiểm sát đề nghị mức án giảm 2 năm so với bản án sơ thẩm, do có tình tiết giảm nhẹ là đã nộp thêm 6,7 tỷ đồng khắc phục toàn bộ số tiền phạt và hưởng lợi, hoàn thành phần nghĩa vụ dân sự.
Trước đó, tòa sơ thẩm tuyên phạt Thuận 10 năm tù về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Cựu Đội phó Đội Quản lý thị trường số 17 TP.Hà Nội Lê Việt Phương được Viện Kiểm sát đề nghị chuyển từ 30 tháng tù giam, sang án treo.
Các bị cáo khác cũng được Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận nội dung kháng cáo, giảm từ 1-2 năm tù hoặc chuyển từ án tù giam sang cho hưởng án treo.
Trước đó, theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, năm 2020, Công ty Phú Hưng Phát bị Đội Quản lý thị trường số 17 kiểm tra, thu giữ hơn 27.300 quyển sách giáo khoa không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát biết bị cáo Trần Hùng là người trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra, nên liên hệ đề nghị giúp đỡ để được xử lý nhẹ.
Trần Hùng đồng ý với đề nghị của bị cáo Thuận, nhưng yêu cầu phải chỉ điểm một số cơ sở in lậu sách khác. Sau đó, bị cáo Thuận thông qua Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) để gặp Hùng, bày tỏ muốn chi 400 triệu đồng để xin bỏ qua vụ việc.
Tiếp đó, Hùng đã hướng dẫn các bị cáo thay đổi lời khai về nguồn gốc, chuyển từ sách do Thuận mua thành sách do người khác mang đến ký gửi. Ngoài ra, bị cáo Trần Hùng còn gọi điện thoại chỉ đạo Lê Việt Phương, thời điểm này là Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 17, tạo điều kiện giúp đỡ Thuận theo hướng xử lý hành chính.
Đến sáng 15/7/2020, Hải cầm 300 triệu đồng đến phòng làm việc của bị cáo Trần Hùng. Tại đây, Hải đã gọi điện để bị cáo Hùng nói chuyện với bị cáo Thuận, hướng dẫn viết lại bản tường trình thay đổi lời khai nguồn gốc sách bị thu giữ.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, bị cáo Hùng không thừa nhận cáo buộc nhận hối lộ. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng căn cứ lời khai của Hải cùng nhiều dữ liệu điện thoại và lời khai của những người khác, đủ cơ sở chứng minh bị cáo Hùng đã nhận 300 triệu đồng của Thuận thông qua Hải để xử lý nhẹ vụ buôn sách lậu.

-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng -
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo -
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em -
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn”
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu