-
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Theo Bản giải trình chi tiết của Cơ quan chủ trì soạn thảo, việc bãi bỏ ngành số 194 về Kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô và ngành số 205 về Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì hai ngành này không nhằm mục đích kinh doanh.
Ngành số 194 và 205: Thực tiễn của xã hội và nhu cầu chính đáng của người dân
Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) lý phân tích, thứ nhất, về ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô. Hiện nay, y học tái tạo đang phát triển và sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong tương lai. Kỹ thuật này sử dụng công nghệ và những trang thiết bị, máy móc tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Mục đích của việc sử dụng mô hay y học tái tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội, mong muốn được áp dụng tiến bộ mới nhất về tế bào gốc, về mô nhằm điều trị một số bệnh hiểm nghèo và phức tạp.
Trong lưu trữ mô của cơ thể thì có lưu trữ tế bào gốc, lưu trữ tế bào gốc sẽ là lựa chọn tin cậy cho nhiều gia đình muốn lưu trữ tế bào gốc cho con như một loại bảo hiểm sinh học cho tương lai con em mình. Theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì có nêu nguyên tắc việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người không nhằm mục đích thương mại mà không cấm kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô. Do đó, Luật chỉ nên cấm coi các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người là đối tượng để kinh doanh, mua bán, trao đổi từ người này sang người khác; không nên cấm kinh doanh các dịch vụ được sử dụng để thu thập, xử lý và lưu trữ mô, phục vụ nhu cầu sử dụng sau này.
Đại biểu Vũ Thị Nguyệt cũng cho rằng, thực tế hiện nay dịch vụ kinh doanh này đang tồn tại và ngày một phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu muốn được lưu trữ mô, tế bào gốc của người dân; có rất nhiều cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp dịch vụ này. Do đó, đề nghị giữ lại ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô là ngành kinh doanh dịch vụ có điều kiện.
Về kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, cũng với lập luận như trên, đại biểu cho rằng, luật cần quy định cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại và cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Điều này đã được quy định rất rõ ràng và chặt chẽ trong Luật hôn nhân và gia đình. Việc mang thai hộ phải sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ và đương nhiên phải trả chi phí. Như vậy, nên giữ lại ngành này là ngành kinh doanh có điều kiện để các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này hoàn thiện, nâng cao điều kiện trang thiết bị, trình độ nhân lực để phục vụ tốt hơn nhu cầu chính đáng của người dân. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế và các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình, đề nghị Cơ quan soạn thảo thay đổi tên của ngành này là "kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo".
Tán thành với ý kiến của đại biểu Vũ Thị Nguyệt, đại biểu Quốc hội Dương Tấn Quân- tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phân tích, mỗi năm nước ta có hàng nghìn bệnh nhân chờ ghép tạng, tuy nhiên người được ghép rất ít do hiếm nguồn. Trong suốt 4 năm từ 2011 đến năm 2014 có 14 người đồng ý cho tặng trong khi người thân đã trong tình trạng chết não. Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống được 10 người khác. Số lượng bệnh nhân chưa được điều trị là rất lớn và nguồn hiến tạng lại rất hiếm, cùng với đó, hiện nay nước ta chưa thành lập được ngân hàng mô trung ương do chưa đủ điều kiện tổ chức và giám sát hoạt động mới chỉ một ngân hàng mô do tư nhân quản lý. Vì vậy, việc khuyến khích cho phép thành lập ngân hàng mô tư nhân là phù hợp với chủ trương xã hội hóa y tế và khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học.
Về ngành kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, đại biểu cho rằng, hiện nay tỷ lệ vô sinh của Việt Nam khá cao. Trong nghiên cứu gần đây của Bệnh viện phụ sản trung ương và Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ vô sinh cả nước là khoảng 7,7% tương đương với 700.000 đến 1.000.000 cặp. Còn theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ vô sinh trên thế giới từ 6-12% và tỷ lệ này ngày càng tăng cao.
Như vậy nhu cầu thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là rất lớn. Bộ Y tế đang cố gắng mở rộng các đơn vị, đáp ứng đủ các quy định của pháp luật kể cả cơ sở y tế tư nhân để có thể thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và kỹ thuật mang thai hộ nhằm tạo điều kiện cho người dân để tiếp cận hơn cũng như nâng cao hơn nữa về chất lượng thực hiện các dịch vụ. Do đó, đại biểu cũng đề nghị giữa lại, không bãi bỏ ngành này.
Theo đại biểu Quốc hội Bùi Thu Hằng (Hòa Bình), về kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô, trên thực tế dịch vụ kinh doanh này rất cần thiết và đang tồn tại, thực hiện việc tiếp nhận bảo quản lưu giữ mô của người có yêu cầu lưu giữ, đảm bảo chất lượng để họ sử dụng khi cần thiết. Do vậy, ngành kinh doanh dịch vụ này cần quy định điều kiện. Mặt khác, kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô không trái với quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Đại biểu Bùi Thu Hằng: Đề nghị sửa tên ngành 205 thành "Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”. Ảnh: VPQH |
Về kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, Luật hôn nhân và gia đình cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, do đó việc kinh doanh dịch vụ kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không phải ngành kinh doanh bị cấm và dịch vụ này cũng cần quy định có điều kiện. Vì các quy định để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật này rất chặt chẽ. Tuy nhiên, để đầy đủ hơn, đại biểu cũng đề nghị sửa tên dịch vụ này thành: “kinh doanh dịch vụ kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”.
Nhất trí với các ý kiến trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành- tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị không bãi bỏ đối với danh mục kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô, dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.
Cần quy định hai ngành 194 và 205 là ngành kinh doanh có điều kiện
Theo đại biểu đại biểu Quốc hội Lê Thị Yến- tỉnh Phú Thọ, Khoản 3, Điều 4 của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có quy định, việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là không nhằm mục đích thương mại. Tại Khoản 4, Điều 11 luật này chỉ cấm lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại nhưng không có quy định cấm kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô. Hiến pháp cũng quy định doanh nghiệp được phép kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.
Đồng thời, trên thực tế dịch vụ kinh doanh ngân hàng mô này rất cần thiết, đang tồn tại và phổ biến ở các nước, để nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của các cơ sở y tế cũng như của người dân, chất lượng của dịch vụ tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ mô như lưu giữ tinh trùng, trứng, máu cuống rốn, xương, gân, màng ối.. v.v.. Chất lượng của dịch vụ này sẽ quyết định đến chất lượng chữa bệnh của người dân, do đó, đối chiếu với Khoản 1, Điều 7 Luật đầu tư quy định về các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô phải là ngành kinh doanh có điều kiện để đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Về kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, đại biểu cho rằng, tại điểm g, Khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình chỉ quy định cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại và dành một số điều quy định về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Như vậy, các cơ sở y tế cả công và tư vẫn được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì muc đích nhân đạo và có thu phí dịch vụ. Bên cạnh đó, các kỹ thuật này ảnh hưởng trực tiếp tới sinh mạng và sức khỏe không chỉ của người mẹ mà còn của cả thai nhi.
Đối chiếu với quy định tại Khoản 1, Điều 7 Luật đầu tư quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đại biểu đề nghị cần quy định chặt chẽ và là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Đánh giá yêu cầu thực tế về việc tiếp nhận, bảo quản và lưu trữ mô đang rất cần thiết, đại biểu Quốc hội Ngô Thị Kim Yến- TP. Đà Nẵng cũng đề nghị kinh doanh dịch vụ này là một trong những kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, đề nghị sửa đổi tên cho phù hợp với các luật kinh doanh dịch vụ tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ mô. Về kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, đại biểu đề nghị sửa thành “kinh doanh dịch vụ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và dịch vụ kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”.
Giải trình một số nội dung trong dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định tiếp thu ý kiến của tất cả các đại biểu Quốc hội và sẽ không bãi bỏ 2 ngành này.
-
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2024 tăng 8,6% -
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
-
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số
-
1 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
2 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
3 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
4 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam