
-
Cựu Chủ tịch HĐQT Vinafood II vắng mặt trong ngày đầu xét xử
-
Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được giảm 7 năm tù
-
Xét xử vụ khai thác trái phép đất hiếm lớn nhất, liên quan tới 27 bị cáo
-
Giả danh nhân viên ngân hàng, lừa cho vay online -
Dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Quảng Trị nhiều lần “thất hứa”
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Cùng với đó, Cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 30 bị can về các tội: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Trong số này, ông Phạm Thái Hà, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
![]() |
Ông Phạm Thái Hà |
Ông Dương Văn Thái, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và Lê Ô Pích, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang bị can bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Tại Tập đoàn Thuận An, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Trần Anh Quang, Tổng giám đốc; Nguyễn Khắc Mẫn, Phó tổng giám đốc bị đề nghị truy tố tội “Vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Các bị can còn lại cùng bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Quá trình điều tra xác định, với vai trò là Chủ tịch Tập đoàn Thuận An, Nguyễn Duy Hưng có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo các cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội.
Tại các dự án, gói thầu, vụ việc tại tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, TP. Hà Nội và Bộ Giao thông - Vận tải (nay là Bộ Xây dựng), Nguyễn Duy Hưng và đồng phạm đã gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 120 tỷ đồng. Qua đó, doanh nghiệp này hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng.
Trong đó có: Gói thầu số 17 Dự án cầu Đồng Việt; gói thầu số 26 Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; gói thầu số 2 Dự án cầu Vĩnh Tuy; gói thầy số 13 Dự án đường ven sông Hạ Long - Đông Triều; gói thầu XD01, XD02 Dự án Quốc lộ 14E.
Theo Bộ Công an, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An cho thấy việc “chạy thầu” - tức tìm kiếm sự thỏa thuận, can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu, là một thực trạng rất phổ biến.
Để trúng thầu, đại đa số các doanh nghiệp phải có quan hệ, chấp nhận chi tiền “cơ chế” cho lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền, xem đây là một phần tất yếu của quá trình đấu thầu, thi công dự án.

-
Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà -
Giả danh nhân viên ngân hàng, lừa cho vay online -
Dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Quảng Trị nhiều lần “thất hứa” -
Dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập: Khách hàng bất ngờ nhận thông báo chấm dứt hợp đồng -
“Chuyện lạ” tại Gói thầu Nâng cấp, mở rộng, kéo dài hệ thống kênh tưới hồ Việt An -
Phú Thọ: Mua đất rừng để tổ chức khai thác đất trái phép -
Triệt phá đường dây sản xuất hàng chục loại mỹ phẩm giả tại Bắc Giang
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM