-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Bộ Tài chính đề nghị xử lý nghiêm việc lợi dụng tăng giá bất hợp lý. |
Trong Công văn mới nhất, Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng chương trình bình ổn và xử lý những trường hợp lợi dụng tăng giá.
"Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý; thực hiện tốt phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; kiểm soát chặt chẽ chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm", Công văn 7955/BTC-QLG nêu rõ.
Trong trường hợp cần thiết, các sở, ban ngành có thể căn cứ vào thẩm quyền và điều kiện thực tế để trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định thực hiện Chương trình bình ổn thị trường tại địa phương hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục bình ổn giá.
Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá, cần rà soát phương án giá, trường hợp yếu tố hình thành giá giảm, đề nghị trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.
Các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp cần chủ động rà soát phương án giá kê khai, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm giá, hỗ trợ người tiêu dùng, đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành, trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời.
Sau 5 lần giảm giá liên tiếp, hiện giá bán lẻ mỗi lít xăng dầu đã rẻ hơn khoảng 7.580-8.200 đồng so với thời điểm cuối tháng 6/2022 và về mức cuối tháng 10/2021.
Tại kỳ điều hành hôm 11/8, mỗi lít xăng E5RON92 không cao hơn 23.725 đồng/lít (giảm 904 đồng/lít); xăng E5RON92: không cao hơn 23.725 đồng/lít (giảm 904 đồng/lít); Dầu điêzen 0.05S về 22.908 đồng/lít (giảm 1.000 đồng/lít), Dầu hỏa 23.320 đồng/lít (giảm 1.213 đồng/lít); riêng dầu mazut 180CST 3.5S không giảm so với kỳ điều hành trước, giữ ở mức 16.548 đồng/kg.
Trái ngược với sự đi xuống của giá xăng dầu, giá nhiều loại hàng hóa thiết yếu, dịch vụ vận tải vẫn neo cao hoặc mức giảm nếu có còn khiêm tốn.
Gần nhất, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ ngành, UBND các tỉnh, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác quản lý, điều hành giá, bình ổn giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là việc kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up