-
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực
FTA Việt Nam - Israel (VIFTA) được 2 nước ký kết tháng 7 năm ngoái, dự kiến được phê chuẩn, có hiệu lực trong năm 2024. |
Bộ Tài chính cho biết, Hiệp định VIFTA đã được ký kết vào ngày 25/7/2023 giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel.
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định VIFTA, Bộ Tài chính phải trình Chính phủ ban hành Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA giai đoạn 2024-2027 (theo Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) 2022 hiện hành).
Căn cứ thông lệ và thực tiễn xây dựng các Nghị định biểu thuế để thực thi cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do đảm bảo tiến độ, việc xây dựng, ban hành Nghị định được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại khoản 3 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm mục đích thực hiện đúng cam kết của Việt Nam tại Hiệp định VIFTA, đảm bảo tính tương thích của Nghị định với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết; bao gồm việc tuân thủ Hiệp định Hải quan ASEAN.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện VIFTA
Theo dự thảo, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với 11.387 dòng thuế ở cấp độ 8 số và 59 dòng hàng theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN (AHTN) 2022 cấp độ 10 số (tổng số là 11.446 dòng hàng có thuế).
Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Thuế suất trung bình các dòng cam kết tại năm 2024 là 10,3%, năm 2025 là 9,3%, năm 2026 là 8,4% và năm 2027 là 7,5%.
Bộ Tài chính cho biết, thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số mặt hàng thuộc nhóm hàng 04.07; 17.01; 24.01; 25.01 chỉ áp dụng trong hạn ngạch thuế quan; danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công thương và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu.
Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VIFTA: Tương tự quy định tại các Nghị định của Chính phủ về biểu thuế của Việt Nam để thực hiện các FTA hiện hành, dự thảo Nghị định này cũng quy định các điều kiện để hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VIFTA.
Gồm: Thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; Được nhập khẩu vào Việt Nam từ Nhà nước Israel; Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định VIFTA và các quy định hiện hành.
Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VIFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
-
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào -
Việt Nam cần nhiều nỗ lực và cải cách hơn nữa -
Hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào tiếp tục đạt kết quả tích cực -
Công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp -
Công nhận thành phố Hòa Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình -
Bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ