-
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A -
Dùng vốn ngân sách thay vốn ODA cho Dự án metro số 2 -
Vốn đầu tư dồn dập đổ vào bất động sản công nghiệp -
Chuyển động quan trọng tại Dự án thành phần 4, Sân bay Long Thành -
“Đèn xanh” tại cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Định hình phương án đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ
Một đoạn Quốc lộ 12B qua Hòa Bình. |
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT xem xét, phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 12B đoạn qua tỉnh Hòa Bình.
Dự án này có điểm đầu Km30+200 tại Cầu Lập Cập thuộc địa phận xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy (giáp ranh giữa địa phận tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình); điểm cuối Km93+262 giao với Quốc lộ 6 (Km101+090/Quốc lộ 6) thuộc địa phận thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Tổng chiều dài tuyến nghiên cứu khoảng 63 km, bao gồm cả 6,9km (Km47+112- Km53+600) Quốc lộ 12B đi trùng với đường Hồ Chí Minh đoạn Km489+860-Km496+760 để đảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả đầu tư.
Hướng tuyến cơ bản đi theo đường cũ, được cải chỉnh cục bộ để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của cấp đường.
Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 11m, mặt đường rộng 12m (2 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp) theo Tiêu chuẩn TCVN4054 năm 2005 “Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế”. Các đoạn qua thị trấn Hàng Trạm, thị trấn Vụ Bản, thị trấn Mường Khến (tổng chiều dài khoảng 9km) sẽ giữ nguyên quy mô mặt cắt ngang hiện trạng, chỉ xem xét sửa chữa, tăng cường mặt đường, căn cứ điều kiện thực tế tại thời điểm triển khai dự án.
Với quy mô đầu tư nói trên, dự kiến tổng mức đầu tư Dự án là 2.168 tỷ đồng, được đầu tư từ Ngân sách nhà nước (từ vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn 2025-2030 và nguồn vốn bổ sung, tiết kiệm hoặc dư của kế hoạch đầu tư công, nguồn vốn hợp pháp khác).
Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Dự án sẽ khởi công vào quý I/2024; hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng khoảng 24 tháng kể từ ngày khởi công.
Sau khi được phê duyệt chủ trương triển khai thực hiện và kế hoạch vốn được bố trí, sẽ triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện hành, trong đó cấp quyết định đầu tư dự án là Bộ GTVT; chủ đầu tư là Cục Đường bộ Việt Nam; tổ chức quản lý dự án là Ban quản lý dự án 3; Tiểu dự án Giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Hòa Bình thực hiện.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, việc đầu tư xây dựng Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 12B đoạn qua tỉnh Hòa Bình nhằm nâng cao năng lực vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Công trình còn góp phần thúc đẩy giao thương giữa các tỉnh Tây Bắc với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và các tỉnh vùng Thủ đô Hà Nội thông qua đường Vành đai 5 theo quy hoạch.
Quốc lộ 12B là tuyến đường chính nối các tỉnh Tây Bắc với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ để thông ra biển theo hành trình ngắn nhất. Đồng thời, tuyến kết nối đường Hồ Chí Minh đi các tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội thông qua đường Vành đai 5 theo quy hoạch, các tỉnh miền Trung qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa (thông qua đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây theo Quy hoạch) và kết nối tuyến Quốc lộ 37C với các tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38B, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định.
Hiện nay tuyến đường cơ bản có quy mô cấp IV miền núi bề rộng mặt đường 6,5m (riêng các đoạn qua thị trấn có bề rộng trung bình 12m) đã có hiện tượng xuống cấp, mặt đường các đoạn tuyến ngoài đô thị nhiều vị trí xuất hiện hư hỏng như lún võng, nứt nẻ, bong tróc có thể ảnh hưởng đến khai thác. Đặc biệt rất nhiều công trình cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số cầu mố bằng đá xây, dầm được gia cố để phục vụ khai thác.
-
Định hình phương án đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ -
Quảng Ngãi đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng năng động, hiệu quả -
Để giải ngân 95% kế hoạch vốn cần nỗ lực gấp nhiều lần -
Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên với diện tích hơn 58 ha -
Tăng tốc giải ngân đầu tư công, TP.HCM cũng chỉ đạt hơn 80% -
Thách thức kinh tế 2025 -
Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 5: Kim chỉ nam cho mũi đột phá hạ tầng giao thông
-
1 “Đèn xanh” tại cao tốc Bến Lức - Long Thành -
2 Chờ cú hích trên thị trường IPO -
3 Thách thức kinh tế 2025 -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 5: Kim chỉ nam cho mũi đột phá hạ tầng giao thông -
5 Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị