-
Chuyến tàu Metro số 1 mang số hiệu 1700 gặp lỗi khi tới nhà ga Ba Son -
Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích -
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến -
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế
Trong văn bản vừa gửi Bộ Tư pháp xin ý kiến thẩm định về dự thảo nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh, Bộ Tài chính đã giải thích rõ căn cứ lựa chọn ngưỡng tiền thuế nợ và thời gian nợ thuế bị áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.
Theo đó, ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh được Bộ Tài chính đưa ra là 50 triệu đồng với cá nhân và 500 triệu đồng với doanh nghiệp.
Với ngưỡng nợ thuế 50 triệu đồng với cá nhân, Bộ Tài chính cho biết ngưỡng nợ này tham khảo kinh nghiệm của Malaysia là khoảng 2.000 USD, của Mỹ là 40.000 USD thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. So sánh thu nhập bình quân đầu người của Mỹ năm 2023 khoảng 80.000 USD, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 4.284 USD, do đó ngưỡng nợ đối với cá nhân tại Việt Nam khoảng 2.100 USD (tương đương 50 triệu đồng) là phù hợp.
Về quy định ngưỡng nợ thuế với doanh nghiệp là 500 triệu đồng, Bộ Tài chính cho hay, ngưỡng này được đưa ra trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Đài Loan, quy định cụ thể ngưỡng nợ áp dụng cho doanh nghiệp là 2 triệu Đài tệ (1,57 tỷ đồng), các nước khác không quy định ngưỡng cụ thể. Do vậy, đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng ngưỡng nợ là 500 triệu đồng (gấp 10 lần số tiền thuế nợ quá hạn áp dụng cho cá nhân).
Về ngưỡng thời gian nợ quá thời hạn nộp, dự thảo của Bộ Tài chính quy định, số tiền thuế nợ quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày. Việc lựa chọn ngưỡng thời gian nợ trên 120 ngày nhằm đảm bảo công tác thu hồi nợ đọng thuế, tăng tính tuân thủ của người nộp thuế, tránh nợ đọng dây dưa kéo dài khó thu hồi nợ và đảm bảo đáp ứng trên ứng dụng quản lý thuế để cơ quan thuế có thể triển khai thực hiện ngay khi Nghị định ban hành.
Về thời gian thông báo cho cá nhân biết về việc sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh: Theo quy định của Luật số 56/2024/QH15, cơ quan quản lý thuế phải thông báo trước cho người nộp thuế về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất: Việc thông báo sẽ thực hiện bằng bằng phương thức điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế ngay khi người nộp thuế thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế và sau 30 ngày kể từ ngày thông báo mà người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cơ quan thuế mới ban hành văn bản để chính thức áp dụng việc tạm hoãn xuất cảnh. Như vậy, tổng thời gian phát sinh tiền thuế nợ quá thời hạn nộp theo quy định sẽ bị áp dụng tạm hoãn xuất cảnh là trên 120 ngày.
Đối với người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký mà vẫn còn nợ thuế và người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam mà vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cần áp dụng ngay biện pháp tạm hoãn xuất cảnh để thu hồi được nợ thuế vào NSNN.
Đối với cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh: Cơ quan quản lý thuế sẽ thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế về việc sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi ban hành Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Đối với người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam mà vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phải áp dụng ngay biện pháp tạm hoãn xuất cảnh tại thời điểm làm thủ tục xuất cảnh do vậy, ngay khi có thông tin về việc các cá nhân nêu trên chuẩn bị xuất cảnh, cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế phải gửi thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử cho các cá nhân này.
Trường hợp không gửi được thông báo bằng phương thức điện tử thì cơ quan quản lý thuế thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế Theo số liệu của cơ quan thuế thì với quy định về ngưỡng tiền thuế nợ và thời gian nợ như đề xuất nêu trên thì sẽ có khoảng 81.000 cá nhân còn nợ thuế thuộc trường hợp tạm hoãn xuất cảnh.
Theo đó, người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cơ quan quản lý thuế ban hành ngay thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm nhận được thông báo của cơ quan quản lý thuế.
Số liệu của ngành thuế cho biết, nếu tính các cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh nợ thuế từ 10 triệu đồng trở lên và các doanh nghiệp nợ thuế từ 100 triệu đồng trở lên, thì hiện cả nước có 380.000 trường hợp. Trong đó, có khoảng 81.000 trường hợp gồm cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên và doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng trở lên.
-
Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh -
Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở -
Gắn kết với ASEAN để phát triển kinh tế -
Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá -
Bình Dương đặt mục tiêu GRDP năm 2025 tăng 10% -
Hà Nội xem xét tiến độ lên quận của 4 huyện trong năm 2025 -
Chậm bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII: Yêu cầu Bộ Công thương kiểm điểm trách nhiệm
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?