-
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế -
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) vừa có công văn gửi Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan Việt Nam về việc bỏ mặt hàng Hồ tiêu đen (mã HS 0904.11.20) ra khỏi danh mục xuất khẩu có điều kiện và không thuộc đối tượng quản lí rủi ro.
Trước đó, ngày 12/7/2021, VPA có công văn số 31/CV-VPA gửi Tổng Cục Hải quan về việc một số doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu phản ánh phân luồng tờ khai kiểm tra đối với mặt hàng tiêu đen xuất khẩu.
VPA ghi nhận các phản ánh của doanh nghiệp hội viên và được biết, từ sau 10/07/2020, tỉ lệ tờ khai luồng vàng đã tăng từ 8% lên đến 60% và tập trung chủ yếu ở mặt hàng tiêu đen.
Điều này đã gia tăng áp lực chi phí cho doanh nghiệp và tiềm ẩn rủi ro phơi nhiễm Covid-19 trong quá trình đi lại để xử lí thông quan tờ khai.
Ngày 21/07/2021, Tổng Cục Hải quan phản hồi phản ánh của Hiệp hội theo công văn số 173/QLRR-P3.
Theo đó, mặt hàng hồ tiêu hiện nằm trong danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện, cơ quan Hải quan phải thực hiện phân luồng kiểm tra theo văn bản quản lí chuyên ngành.
Trường hợp xác định doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu là dược liệu không dùng cho mục đích làm thuốc theo điều 2 Thông tư số 03/2021 của Bộ Y tế thì cơ quan Hải quan thực hiện thông quan trên hệ thống, đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, theo Thông tư số 37/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 25/12/2018 ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia thì hồ tiêu là 1 trong 13 mặt hàng chủ lực có trong danh sách.
Người dân làm sạch tiêu đen sau khi phơi khô (Ảnh minh hoạ: Hương Giang). |
Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 285.000 tấn hồ tiêu đến hơn 110 quốc gia trên toàn thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 660 triệu USD.
6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 154 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 497 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 7,5% tuy nhiên kim ngạch tăng 39,8%.
Theo thống kê của VPA, tỉ lệ mặt hàng hồ tiêu đen (mã HS 0904.11.20) xuất khẩu chiếm 80% trên tổng số lượng xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam (các mặt hàng còn lại bao gồm: Tiêu đen xay, tiêu trắng, tiêu trắng xay, tiêu ngâm giấm,….), được các doanh nghiệp xuất khẩu theo dạng tiêu hạt.
Thông tư số 03/2021 ngày 04/03/2021 về việc loại bỏ một số mặt hàng thuộc Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT, trong đó có mặt hàng Hồ tiêu (mã HS 0904.11.20).
Cũng tại điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BYT quy định: “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo thông tư này được sử dụng với mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc thì thực hiện theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về dược”.
Tuy nhiên, VPA cho rằng, mặt hàng hồ tiêu đen xuất khẩu hiện nay là một loại hàng hóa nông sản xuất khẩu thông thường chủ yếu được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm tại thị trường nhập khẩu.
Mặc dù hồ tiêu được sử dụng như dược liệu, nhưng các thị trường nhập khẩu đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe đối với mặt hàng dược liệu trong khi từ trước tới nay vẫn chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đáp ứng.
Hồ tiêu đen được dùng làm dược liệu hiện tại chỉ sử dụng ở trong Việt Nam qua các bài thuốc y học cổ truyền.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam không có chức năng kinh doanh dược mà chỉ đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản.
Từ những thông tin trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã kính đề nghị Bộ Y tế xem xét bỏ mặt hàng Hồ tiêu đen (mã HS 0904.11.20) ra khỏi danh mục xuất khẩu có điều kiện và không thuộc đối tượng quản lí rủi ro trong việc phân luồng kiểm tra của hải quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong trường hợp yêu cầu của doanh nghiệp không được xem xét, VPA đề xuất Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể thủ tục chứng từ trong việc xác nhận hồ tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp không nhằm mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc để doanh nghiệp nộp về cơ quan Hải quan như được hướng dẫn.
-
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn