
-
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways
-
TP.HCM chuẩn bị xây thêm “tổ” để đón “đại bàng”
-
TP.HCM: Đề nghị rút một dự án nhà xưởng cao tầng khỏi chương trình kích cầu đầu tư
-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải
-
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị -
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai
Rào cản từ hạ tầng giao thông
Ông Lê Hoàng Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, việc đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, tiến độ chậm vẫn là rào cản lớn trong thu hút đầu tư của địa phương.
“Quốc lộ 51 đã có nhiều đoạn xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa ở cảng Cái Mép - Thị Vải, gây khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh và cả khu vực Đông Nam Bộ, trong khi đó, tiến độ triển khai Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và nhiều tuyến giao thông quan trọng khác vẫn rất chậm”, ông Hải cho biết.
![]() |
. |
Liên quan lĩnh vực hạ tầng giao thông, ông Mai Hữu Trinh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau chia sẻ, địa phương đang bị “khó chồng khó” trong thu hút đầu tư, khi tuyến đường từ TP.HCM đến Cà Mau có quá nhiều trạm thu phí, dẫn đến tăng chi phí cho doanh nghiệp.
“Chỉ một chiếc xe container chở hàng đã mất khoảng 3 triệu đồng tiền phí cầu, đường thì doanh nghiệp sao chịu nổi”, ông Trinh nói.
Vướng quy hoạch, phân cấp đầu tư
Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho rằng, hiện tượng “quy hoạch chồng quy hoạch” vẫn còn và đây là sự lãng phí, cản trở phát triển của các địa phương. Việc thẩm định chủ trương đầu tư đang rất vướng tình trạng các quy hoạch chồng lấn nhau, giữa quy hoạch từng địa phương và quy hoạch vùng. TP.HCM và các địa phương lân cận thường xuyên có các hoạt động nhằm hỗ trợ, tăng liên kết vùng, song vấn đề vướng về quy hoạch vẫn tồn tại, bởi mỗi địa phương có những lợi ích riêng.
Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, cơ chế thực hiện, phương án tài chính của dự án, vấn đề phí và lệ phí dịch vụ công…
Liên quan các dự án PPP, nhiều ý kiến cho rằng, việc sử dụng vốn ODA như một phần vốn góp của Nhà nước trong dự án PPP chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể, nên các địa phương còn nhiều lúng túng khi thực hiện.
Tại cuộc họp chung giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các địa phương khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long vừa được tổ chức tại TP.HCM, nhiều kiến nghị, đề xuất của các địa phương đã được lãnh đạo Bộ giải đáp, nhất là những vấn đề liên quan đến chính sách.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết, các khó khăn, vướng mắc sẽ được Bộ tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, giải quyết. Trước mắt, các địa phương cần hoàn thành tốt việc xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải -
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị -
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai -
Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc Dự án Thủy điện Sông Bung 3A -
Sức bật cho đầu tư tại Việt Nam -
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi Viên với hơn 1.100 căn hộ cho người thu nhập thấp -
Đề xuất 590 tỷ đồng làm nút giao cao tốc Bến Lức Long Thành với Quốc lộ 50
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”