
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Đây là đề xuất và nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI vừa chia sẻ tại Diễn đàn Mekong Connect 2020 với chủ đề “Đưa sản phẩm dịch vụ ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu” khai mạc sáng nay, tại Đồng Tháp.
“Thế giới đang rất quan tâm đến các mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng là một tiếng nói quan trọng trong quá trình này. VCCI đề nghị các tỉnh trong khu vực ĐBSCL sẽ phối hợp để đề xuất xây dựng một trung tâm nghiên cứu kinh tế thích ứng biến đổi khí hậu quốc tế đặt tại ĐBSCL”, ông Vũ Tiến Lộc nêu tại Diễn đàn, trước thực tế, khu vực này là 1 trong 3 vùng châu thổ chịu tác động lớn nhất biến đổi khí hậu trên thế giới.
Vị này cũng cho rằng, kỳ vọng hút vốn đầu tư vào ĐBSCL có thể được cải thiện từ sáng kiến thành lập trung tâm nói trên.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chia sẻ tại Diễn đàn Mekong Connect 2020 (Ảnh: Hồng Phúc). |
VCCI cùng UNDP tại Việt Nam đang cùng xây dựng mô hình doanh nghiệp chống chịu với biến đổi khí hậu, thiên tai để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt nhóm siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
“Nếu sáng kiến này được thực hiện, ĐBSCL sẽ trở thành một trung tâm mới của thế giới trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những giá trị mà khu vực này đã đóng góp từ trước tới nay”, ông Lộc kỳ vọng.
ĐBSCL đang trải qua một loạt những thách thức lớn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của mình.
Nhận định này cũng được Chủ tịch VCCI nhắc đến tại Diễn đàn, trích từ Báo cáo Kinh tế thường niên BĐSCL lần đầu tiên được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam dưới sự chủ trì, điều phối của VCCI và chịu trách nhiệm chuyên môn của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM), Đại học Fulbright Việt Nam.
Theo đó, nhóm thách thức thứ nhất liên quan tới đất, nước và môi trường, nước biển dâng và nhập mặn, sự suy giảm về cả khối lượng và chất lượng nước do mạng lưới chằng chịt hơn 140 đập thủy điện lớn ở thượng nguồn gây ra và nguy hiểm hơn cả là những chính sách hay tập quán canh tác bất cập kéo dài đang bào mòn sức sống của đồng bằng.
Nhóm thách thức thứ hai là về nhân khẩu học, số lượng và chất lượng lao động.
Trong giai đoạn 2009 – 2019, dân số của ĐBSCL hầu như không đổi.
Nguyên nhân chính là do ĐBSCL có tỷ suất di cư thuần cao nhất cả nước, lên tới -39,9‰, chủ yếu là do tình trạng thiếu cơ hội việc làm và cơ hội kinh tế tại địa phương.
Thực tế là kể từ 2017 cho đến nay, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, ĐBSCL ghi nhận sự suy giảm tuyệt đối về dân số.
Hệ quả tất yếu của tình trạng này là hiện tượng thiếu lao động trở nên ngày càng phổ biến, đồng thời mức độ già hóa dân số trở nên ngày một trầm trọng.
Không chỉ thiếu lao động, chất lượng nguồn nhân lực của ĐBSCL từ lâu luôn là vùng trũng của cả nước nhưng vẫn chưa được khắc phục.
Sự chênh lệch về mức sống và thiếu cơ hội kinh tế được đánh giá là hai nguyên nhân quan trọng thúc đẩy tình trạng di cư của người dân đồng bằng về TP.HCM và miền Đông Nam Bộ.
Kết quả là so với các vùng khác trong cả nước, ĐBSCL có tỷ lệ nhập cư thấp nhất, tỷ lệ xuất cư cao nhất, và do đó là vùng duy nhất có tỷ lệ tăng dân số là 0,0% trong giai đoạn 2009 – 2019.
![]() |
Biến động dân số và tình trạng di cư của các vùng từ 2009-2019 (Nguồn: Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL). |
Nhóm thách thức thứ ba là kinh tế.
Trong khi các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống chính của vùng ĐBSCL như lúa và thủy hải sản đang có dấu hiệu đạt ngưỡng tới hạn thì các động lực tăng trưởng mới vẫn còn yếu ớt, thậm chí chưa thành hình.
Đây là lý do chính khiến các tỉnh ở ĐBSCL trăn trở với bài toán chuyển đổi cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng nhưng chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Thách thức này càng trở nên bức xúc khi ĐBSCL tụt hậu ngày càng xa so với vùng Đông Nam Bộ, thậm chí cảm nhận mình bị “bỏ rơi” trong sự phát triển chung của cả nước.
Nhóm thách thức thứ tư là khoa học – công nghệ.
Theo Báo cáo, đây là những “cú sốc” không chỉ đối với ĐBSCL mà còn cho cả Việt Nam, và thậm chí có tính toàn cầu.
Là một “vùng trũng” về công nghệ, lại đang dựa chủ yếu vào nền sản xuất nông nghiệp truyền thống và công nghệ lạc hậu, những cú sốc này sẽ tạo ra nhiều thách thức to lớn cho ĐBSCL.


Nhưng, trong nguy có cơ – không phải mọi “thách thức” đều bất lợi.
Trái lại, thách thức trên buộc các tỉnh ĐBSCL phải nhìn nhận lại một cách thấu đáo về mục tiêu phát triển, đánh giá lại các động lực tăng trưởng hiện có, suy nghĩ lại về thế mạnh và nguồn lực của mình, để từ đó tư duy lại về mô hình phát triển.
Theo các chuyên gia, ĐBSCL cần xây dựng cho mình, không chỉ là mô hình tăng trưởng kinh tế mới, mà quan trọng hơn là một mô hình phát triển mới.
Hơn ba thập kỷ qua, mô hình kinh tế truyền thống tập trung vào sản xuất nông nghiệp thay vì kinh tế nông nghiệp, số lượng thay vì chất lượng, manh mún hơn là tích tụ ruộng đất, phân mảnh thay vì liên kết thành chuỗi cung ứng,...
Mặc dù ĐBSCL đã thành công trong việc thoát đói, giảm nghèo, nhưng vùng đất này vẫn chưa đem lại được sự thịnh vượng cho phần lớn người dân của mình.
Bằng chứng là tốc độ phát triển của vùng đã chậm lại một cách đáng kể, mức sống của người dân thấp hơn mức trung bình của cả nước và ĐBSCL ngày càng tụt hậu về hầu hết các khía cạnh phát triển kinh tế - xã hội.

-
Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Động lực thúc đẩy khoa học công nghệ môi trường
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela -
Dự kiến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành ở Việt Nam -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu