-
Hóa chất Đức Giang chuẩn bị chi 1.140 tỷ đồng trả cổ tức -
Đức Long Gia Lai lãi đậm nhờ thoái vốn công ty con -
Vinamilk: 9 tháng hoàn thành gần 75% kế hoạch năm 2024, thị trường nước ngoài mang về 8.349 tỷ đồng -
Dòng tiền suy yếu, VN-Index giảm hơn 3 điểm -
Giá cổ phiếu tụt mạnh: Helio Energy vẫn phát hành mới -
Phân bón Bình Điền lãi 9 tháng gấp 3 lần cùng kỳ
Luật Chứng khoán mới đang quy định theo hướng mô tả chung về hành vi thao túng và mô tả chi tiết về các loại hành vi thao túng được quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP |
Luật hoá 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Sáng nay, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.
Một trong ba nội dung nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán được tập trung sửa đổi ở dự án Luật lần này là quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Trước đó, quy định tại điều 12 các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán mới chỉ ra một số hành vi như sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
Theo dự thảo trình Quốc hội sáng nay, cơ quan soạn thảo tiếp tục xác định việc thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán gồm một, một số hoặc tất cả trong 6 hành vi.
Thứ nhất, sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo. Thứ hai, đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo. Cùng đó, việc mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường cũng được xác định là một trong các hành vi này.
Thứ tư, giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán. Thứ năm, đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó. Cuối cùng. sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Theo cơ quan soạn thảo, hiện Luật Chứng khoán mới đang quy định theo hướng mô tả chung về hành vi thao túng và mô tả chi tiết về các loại hành vi thao túng được quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, do hành vi thao túng có tính chất nghiêm trọng, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể bị chế tài xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, cần thiết luật hóa quy định chi tiết các hành vi thao túng. Một mặt nâng cao tính pháp lý của hành vi, mặt khác đảm bảo đồng bộ với Bộ luật Hình sự.
Đồng thời, qua công tác giám sát, kiểm tra giao dịch thời gian qua, có những nhà đầu tư/nhóm nhà đầu tư chỉ giao dịch một hoặc một số ngày (có thể không liên tục) nhưng có thể tác động đến giá đóng cửa hoặc mở cửa cho loại chứng khoán đó vào thời điểm nhất định. Vì vậy, khi luật hóa quy định về hành vi thao túng tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, dự thảo Luật đã bỏ cụm từ “liên tục” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP cho phù hợp với thực tiễn trên TTCK Việt Nam hiện nay. Như vậy, không cần liên tục, việc mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường cũng đã được xác định là hành vi thao túng.
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí bổ sung thao túng thị trường chứng khoán là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và TTCK quy định tại Luật. Quy định này thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 211 của Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, đa số ý kiến đề nghị cần rà soát, bổ sung quy định các hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán khi được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền, tránh trường hợp quy định tại luật các dấu hiệu về hành vi bị nghiêm cấm có tính chất tương đồng với các hoạt động nghiệp vụ thông thường của các công ty chứng khoán, các thành viên thị trường, nhà đầu tư khi tham gia thị trường.
Người nội bộ vi phạm quy định công bố thông tin giao dịch: Có cần thiết luật hoá?
Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc |
Đối với quy định nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin trước và sau giao dịch của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, cơ quan soạn thảo đánh giá đây là một trong các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ưu thế nắm bắt trước thông tin về doanh nghiệp của các đối tượng này so với các nhà đầu tư khác khi giao dịch cổ phiếu của chính doanh nghiệp đó.
Để đảm bảo thực thi quy định này, tại Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã quy định chế tài xử phạt đối với hành vi không công bố thông tin trước khi giao dịch của các đối tượng này. Cụ thể, tuỳ theo giá trị giao dịch, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền đến mức phạt tối đa trong lĩnh vực chứng khoán và bị áp dụng biện pháp đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc áp dụng các chế tài xử phạt nêu trên mặc dù hạn chế được số vụ việc vi phạm thời gian qua nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe đối với trường hợp cố tình vi phạm với khối lượng giao dịch lớn. Đồng thời, do chưa quy định đây là hành vi bị nghiêm cấm trên thị trường nên chưa có cơ sở áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thị trường như cấm giao dịch có thời hạn từ 2-5 năm hoặc vĩnh viễn đối với các trường hợp vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hoặc toàn bộ giao dịch trên thị trường. Do vậy, theo cơ quan soạn thảo, việc bổ sung hành vi không báo cáo, công bố thông tin trước giao dịch vào các hành vi bị nghiêm cấm là cần thiết. Từ đó, sẽ áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, tăng tính răn đe, giảm thiểu loại vi phạm này trên thị trường.
Đối với đề xuất trên, qua rà soát, Ủy ban Kinh tế thấy rằng Chương VIII của Luật hiện hành quy định về công bố thông tin, trong đó có nghĩa vụ công bố thông tin của nhiều đối tượng như công ty đại chúng, tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn..., người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Nghị định số 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đã quy định cụ thể việc xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, trong đó đối với người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, ngoài phạt tiền còn có hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ giao dịch chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, để bảo đảm tính tương quan với các đối tượng khác trong thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và thống nhất với nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban Kinh tế đề nghị sẽ không bổ sung như tại dự thảo Luật.
-
Giá cổ phiếu tụt mạnh: Helio Energy vẫn phát hành mới -
Phân bón Bình Điền lãi 9 tháng gấp 3 lần cùng kỳ -
CNBC: “Hành trình dài nâng hạng của chứng khoán Việt Nam có thể sắp sớm hoàn tất” -
Ngóng thị trường chứng khoán sau bầu cử Tổng thống Mỹ -
Gilimex chốt quyền trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 45,2% -
Bỏ quy định tăng thời gian hạn chế chuyển nhượng chứng khoán riêng lẻ lên 3 năm -
Cổ phiếu Vietnam Airlines cất cánh, VN-Index tăng hơn 7 điểm bất chấp khối ngoại bán ròng
-
1 Báo Đầu tư tổ chức Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 -
2 Hiệu chỉnh phương án đầu tư cao tốc Nam Định - Thái Bình -
3 Tháo điểm nghẽn để kéo giảm chi phí logistics -
4 TP.HCM: Dự án không khả thi vẫn nghiệm thu đầu tư và cho nhà thầu ứng tiền ngân sách -
5 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế