-
Long An xúc tiến đầu tư và lao động tại Nhật Bản -
Khó thu hồi 423,632 tỷ đồng vốn đầu tư công tạm ứng, Cần Thơ ra chỉ thị chấn chỉnh -
Ninh Thuận có 60 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực -
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ -
TP.HCM kêu gọi đầu tư 84 dự án vi mạch bán dẫn, hạ tầng giao thông, bất động sản -
Đường găng tiến độ tại Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua Tuyên Quang
Ngày 30/9, tại TP.HCM, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chính phủ đưa ra 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường.
Trong đó, tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 7-7,5% để đến hết năm 2025 xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.980 -5.000 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3-5,78%...
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lê Quân |
Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đề ra 12 giải pháp chủ yếu như: ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý hoàn thiện hệ thống pháp luật; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng…
Các giải pháp khác như tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng chiến lược đồng bộ; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy phát triển liên kết vùng…
“Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm, là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc của Đảng và phải củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026-2030. Vì vậy, năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, lấy phát triển để ổn định, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Trần Quốc Phương với kết quả đạt được từ năm 2021 đến nay và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 sẽ đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2021 - 2025 do Đại hội XIII của Đảng đề ra.
Đồng thời, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng khác, nhất là nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước thấp hơn nhiều phạm vi cho phép.
Đặc biệt là đưa vào sử dụng hơn 3.000 km đường bộ cao tốc, vượt mục tiêu đề ra; bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, đưa vào vận hành hạ tầng nguồn điện và lưới điện truyền tải đồng bộ, hiện đại; thực hiện tăng lương, tăng trợ cấp cho người có công, lương hưu, bảo trợ xã hội và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho người lao động 6-7%/năm…
Riêng một số chỉ tiêu liên quan đến GDP, nhất là tốc độ tăng GDP khó đạt do bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước diễn biến rất phức tạp, chưa có tiền lệ, ảnh hưởng nặng nề hơn so với dự báo.
Hơn nữa, nền kinh tế bị tác động sâu sắc bởi những yếu tố bất lợi từ bên ngoài, nhất là đại dịch Covid-19, đứt gãy chuỗi cung ứng, cạnh tranh nước lớn, xung đột quân sự tại các khu vực làm giá đầu vào nguyên liệu diễn biến bất thường…
Trong phiên thảo luận, ông Lê Hoàng Anh, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá, năm 2025 dự báo là năm vẫn rất nhiều khó khăn.
Ông Lê Hoàng Anh cho rằng, để đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ phải tập trung tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực ngoài Nhà nước.
Đồng thời, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, đặc biệt là phải tăng kích cầu tiêu dùng trong nước.
-
TP.HCM kêu gọi đầu tư 84 dự án vi mạch bán dẫn, hạ tầng giao thông, bất động sản -
Đường găng tiến độ tại Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua Tuyên Quang -
Dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM chờ rà soát chủ trương đầu tư -
TP.HCM chia 5 nhóm dự án để tiêu 63.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 4 tháng -
Tham vấn ý kiến về phương án đầu tư đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành -
Đầu tư 2.971 tỷ đồng xây dựng cầu Đình Khao nối Vĩnh Long và Bến Tre theo phương thức PPP -
Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024