
-
Cân nhắc chế độ ưu tiên riêng về hải quan cho doanh nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
-
TP.HCM: Doanh nghiệp ngành gỗ chủ động chuyển hướng và nâng sức cạnh tranh
-
VCCI gửi thư tới các đối tác thuyết phục ủng hộ việc hoãn áp dụng thuế đối ứng
-
VCCI và AmCham kêu gọi Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam
-
Doanh nghiệp tại Đồng Nai xoay trục thị trường để ứng phó với rào cản thuế từ Mỹ -
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10%
![]() |
Xuất khẩu hàng dệt may sang EU còn nhiều dư địa tăng trưởng. Năm 2018, mới chỉ có hơn 4 tỷ USD hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường EU. |
Dệt may là ngành xuất khẩu được đánh giá có nhiều lợi thế khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi. Mặc dù vậy, ưu đãi chỉ đến khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các quy định trong EVFTA.
Ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, những quy định về quy tắc xuất xứ để dệt may được hưởng ưu đãi thuế trong Hiệp định EVFTA dễ thở hơn nhiều so với quy định trong CPTPP.
“Nếu CPTPP quy định quy tắc xuất xứ phải từ công đoạn “từ sợi trở đi” mới được ưu đãi, thì EVFTA bắt đầu từ công đoạn vải trở đi, đồng thời lại cho phép được cộng gộp nhập vải từ Hàn Quốc nên doanh nghiệp dễ xoay xở hơn”, ông Hiếu nói.
Lợi ích lớn nhất từ bất cứ FTA nào được các doanh nghiệp xuất khẩu chờ đợi đó là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc cắt giảm thuế quan.
Với Hiệp định CPTPP, dệt may phải chịu quy tắc xuất xứ khá chặt, “từ sợi trở đi”, nghĩa là kể từ công đoạn sản xuất sợi phải được sản xuất tại Việt Nam hoặc các thị trường trong CPTPP.
Hiện nay, EU là thị trường tiềm năng đối với dệt may Việt Nam do kim ngạch nhập khẩu dệt may hàng năm toàn khối đạt 280 tỷ USD vào năm 2018, đồng thời cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất và chiếm hơn 35% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới.
Tính theo các nhà cung cấp ngoại khối, Trung Quốc và Bangladesh hiện là hai nhà cung cấp lớn nhất đối với thị trường EU. Thị phần của Việt Nam rất nhỏ chỉ chiếm trên 2%, do đó thị trường EU còn nhiều dư địa để đẩy mạnh giá trị xuất khẩu.
Năm 2018, ngành dệt may xuất khẩu 36 tỷ USD, nhưng xuất khẩu sang EU chỉ đạt hơn 4 tỷ USD. Ông Cao Hữu Hiếu cho rằng, với thị trường EU, từ trước tới nay sở dĩ ngành dệt may Việt Nam chưa tiến xa, tiến sâu được là do EU gồm 28 nước (nếu tính cả Anh), mà mỗi nước lại có phong tục tập quán, đặc điểm tiêu thụ khác nhau, đơn hàng tại EU số lượng nhỏ so với các thị trường khác, nhiều mùa nên thay đổi mẫu mã liên tục… do đó không ít doanh nghiệp ngại làm đang các đơn hàng nhỏ lẻ.
“Tuy nhiên, với động lực cắt giảm thuế quan, chúng tôi kỳ vọng ngành dệt may sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này”, ông Hiếu nói.
6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam ước đạt 18,1 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, xuất khẩu đi Mỹ ước đạt 7,22 tỷ USD, tăng 11,7%; xuất khẩu đi EU đạt 2,56 tỷ USD, tăng 4,52%; Nhật Bản đạt 1,89 tỷ USD, tăng 5,20 %; Hàn Quốc đạt 1,63 tỷ USD, tăng 4,6 %; Trung Quốc đạt 2 tỷ USD, tăng 10,3%.
Việc gia tăng xuất khẩu sang EU sẽ khó đến nhanh, nhưng khéo léo tận dụng các điều kiện về quy tắc xuất xứ để ưu đãi thuế, doanh nghiệp dệt may sẽ có thêm được động lực đầu tư, gia tăng xuất khẩu nhờ có thêm lợi nhuận.
Điều quan trọng, phần lớn các nước xuất khẩu dệt may vào EU hiện nay đều chưa có FTA với EU do vậy nếu các doanh nghiệp Việt đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ thì EVFTA mở ra cơ hội rất lớn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam về dài hạn.

-
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10% -
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới -
Động lực tăng trưởng và câu hỏi doanh nghiệp sao khó lớn -
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam -
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ -
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU
-
1 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
2 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
3 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
4 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển