-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Hàng dệt may, giày dép, gỗ & sản phẩm gỗ đã đóng góp gần 55 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng 2021. |
3 ngành hàng xuất khẩu vốn chịu tác động rất lớn từ đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 gồm: dệt may, da giày, đồ gỗ vẫn đạt tăng trưởng xuất dương trong 9 tháng 2021, với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 55 tỷ USD.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 9 chỉ đạt 2,28 tỷ USD, giảm 14,2% (tương ứng giảm 377 triệu USD) so với tháng 8 và giảm 855 triệu USD so với tháng 7/2021. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu giảm và cũng là tháng có trị giá xuất khẩu dệt may thấp thứ hai trong 9 tháng qua (tháng có trị giá xuất khẩu thấp nhất là tháng 2 - tháng có ngày nghỉ lễ nhiều).
Tính đến hết quý III/2021, xuất khẩu hàng dệt may đạt 23,41 tỷ USD, tăng 5,6%, tương đương tăng gần 1,23 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu nhóm hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 11,62 tỷ USD, tăng 11,1%; sang EU đạt 2,75 tỷ USD, tăng 2,4%; Nhật Bản đạt 2,28 tỷ USD, giảm 11,6%.
Làm nên mức tăng trưởng của toàn ngành dệt may còn có nhóm xơ sợi với trị giá trên 4,1 tỷ USD, tăng 60,2% so với cùng kỳ, xuất khẩu vải mành các loại gần 600 triệu USD, tăng 83,4% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu toàn ngành da giày, gồm giày dép, túi xách cũng mang về 15,53 tỷ USD, trong đó, nhóm giày dép các loại tháng 9 đạt 678 triệu USD, giảm 18,9% (tương ứng giảm 158 triệu USD) so với tháng trước.
"Đây là nhóm hàng xuất khẩu quý III (đạt 2,91 tỷ USD) giảm mạnh nhất so với quý II (5,6 tỷ USD) do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 với mức giảm 2,69 tỷ USD. Tuy nhiên, tính đến hết quý III/2021, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 13,31 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020", Thống kê Hải quan ghi nhận.
Túi xách, vali, ô dù sau 9 tháng sụt giảm nhẹ 3,7% so với cùng kỳ, trị giá 2,23 tỷ USD. 9 tháng qua, nhóm hàng giày dép các loại xuất chủ yếu sang các thị trường như: Hoa Kỳ với 5,53 tỷ USD, tăng 22,7%; sang EU với 3,4 tỷ USD, tăng 12,5%...
Xuất khẩu hàng dệt may, giày dép, gỗ & sản phẩm gỗ 9 tháng/2021. |
Ngành hàng tiếp theo là gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đạt mức tăng trưởng hơn 30,6% sau 9 tháng, tương ứng tăng 2,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính riêng quý III (2,86 tỷ USD) thì xuất khẩu nhóm hàng này giảm 1,57 tỷ USD so với quý II (4,43 tỷ USD) . Tuy vậy, tính đến hết quý III/2021, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này là 11,11 tỷ USD vẫn có tốc độ tăng khá cao 30,6%
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang các thị trường chính, cụ thể: Hoa Kỳ đạt 6,39 tỷ USD, tăng 40,7%; Trung Quốc đạt 1,13 tỷ USD, tăng 23,2%; Nhật Bản đạt 1,03 tỷ USD, tăng 11,15% so với cùng kỳ 2020.
Hồi đầu năm nay, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD, da giày 22 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 14,5-15 tỷ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt dịch kéo dài suốt mấy tháng qua, ngành dệt may cho biết, nếu kịch bản cao, Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện "bình thường mới" từ đầu tháng 10, xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 37,5 - 38 tỷ USD.
Nhưng nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp, một số địa phương, xuất khẩu cả năm dự kiến đạt khoảng 36 - 36,5 tỷ USD.
Ngành da giày sau 9 tháng đã xuất khẩu 15,53 tỷ USD, gồm cả giày dép, túi xách, để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 22 tỷ USD trong năm nay thì quý 4 phải đạt kim ngạch 6,5 tỷ USD.
Trong khi đó, mục tiêu xuất khẩu 14,5 - 15 tỷ USD của ngành gỗ có thể cán đích nếu quý 4 mang về thêm gần 4 tỷ USD.
Thách thức lớn nhất của cả 3 ngành hàng này trong chặng đường còn lại của năm 2021 không phải là thiếu đơn hàng mà là sự hồi phục sản xuất tại các nhà máy, công xưởng lớn tại các tỉnh, thành phía Nam như TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An..., vốn là nơi đóng đô của các Tập đoàn, doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn.
Thiếu lao động, do một lực lượng lớn người lao động di cư về quê là bài toán đau đầu với các doanh nghiệp trong quá trình mở cửa lại nhà máy. Nhiều doanh nghiệp cho biết, công suất tại nhiều nhà máy hiện mới đạt khoảng 60-70% do thiếu lao động.
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024