Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
54/63 địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ
Thế Hải - 19/10/2021 00:02
 
9 tháng 2021, 54/63 địa phương có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó 31/63 địa phương tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước.
Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung cho hay, 54/63 địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ.
Theo Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung, 54/63 địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa chủ trì Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương với 63 tỉnh, thành phố để đánh giá tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2021 và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Báo cáo của Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung cho hay, 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp  tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế (cả nước: tăng 1,42%).

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%; ngành khai khoáng giảm 7,17% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 6% và khí đốt tự nhiên dạng khí giảm 17,6%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 3.367,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,7% (cùng kỳ năm 2020 đạt 3.625,59 nghìn tỷ đồng, giảm 0,73%).

Có 44/63 địa phương có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó 57/63 địa phương tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước (cả nước giảm 7,1%).

Khó chồng khó do dịch bệnh, nhưng xuất khẩu vẫn đạt mức tăng ấn tượng, 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, có tới 54/63 địa phương có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó 31/63 địa phương tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước (cả nước tăng 18,8%).

Trong đó, khu vực phía Bắc, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng 54,8% cả nước, 26/28 địa phương có tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước; Khu vực miền Trung-Tây Nguyên, chiếm tỷ trọng 3,6% cả nước, có 13/16 địa phương; Khu vực phía Nam chiếm tỷ trọng 40,8% cả nước, có 14/19 địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, kết quả xuất khẩu 9 tháng vẫn tăng trưởng 18,8%, cho thấy các địa phương đã nỗ lực rất nhiều trong công tác phòng, chống dịch vừa đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong 9 tháng đầu năm khi hoạt động sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm nhiều ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực cũng như cả nước.

"Quý IV/2021, mặc dù tình hình tiêm vaccine Covid-19 được nhiều nước trên thế giới triển khai mạnh mẽ nhưng nguy cơ phục hồi của kinh tế thế giới vẫn mong manh, việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu còn hiện hữu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng, đặt các địa phường và ngành Công thương phải linh hoạt hơn trong hoạt động điều hành, gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hóa", Bộ trưởng nhấn mạnh.

"Tư lệnh" ngành Công thương chỉ đạo, các Sở Công Thương cần khẩn trương hoàn thiện hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển công nghiệp, trong đó tập trung vào các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện... để tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp; ưu tiên quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, cụm liên kết ngành tạo chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp…

Đối với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ trưởng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; Xử lý tốt vấn đề về truy xuất nguồn gốc và bảo đảm chất lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam; Đẩy mạnh hoạt động đàm phán để phát triển các thị trường khu vực xa hơn...

Năm 2021, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu sẽ tăng trưởng trên 10%.

Xuất khẩu gạo sôi động trở lại
Xuất khẩu gạo trong tháng 9 đã có sự hồi phục so với tháng 8, dù nhiều tỉnh thành phía Nam vẫn thực hiện giãn cách, với sản lượng vọt lên...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư