
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu của Hòa Thọ sang các thị trường. |
Thời gian áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên đối với Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ là 3 năm (tính từ ngày 12/5/2024).
Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) được công nhận doanh nghiệp ưu tiên từ năm 2018.
Để được cơ quan hải quan công nhận, doanh nghiệp phải đáp ứng khá nhiều điều kiện. Cụ thể, các điều kiện liên quan đến kim ngạch gồm: doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên; doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên; doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở lên.
Khi đạt các điều kiện và được Tổng cục Hải quan công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều ưu đãi.
Đơn cử, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên hoặc dự án ưu tiên, hoặc do đại lý ưu tiên đứng tên trên tờ khai được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với tất cả các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, ở tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc.
Được thành lập từ 1962, Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ là một trong những doanh nghiệp dệt may có bề dày lịch sử và quy mô lớn với 2 lĩnh vực chính: sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc, các loại sợi; nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi và sản xuất hàng may mặc.
Không chỉ là một hệ thống cung ứng sản phẩm sợ, may, Hòa Thọ còn là một trong những doanh nghiệp mạnh thuộc hệ thống Vinatex và toàn ngành dệt may.
Hiện nay, sản phẩm của Tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ được xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Năm ngoái, Hòa Thọ đã đạt tổng doanh thu hợp nhất 4.797 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm 2023; kim ngạch xuất khẩu đạt 262 triệu USD, đạt 116% so với kế hoạch; thu nhập bình quân người lao động đạt 9,8 triệu đồng/người/tháng, chia cổ tức 35%.
Trước dự báo về thị trường xuất khẩu còn tiếp tục khó khăn do căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang và diễn biến phức tạp, tại ĐHĐCĐ năm 2024, Hòa Thọ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh với các chỉ tiêu doanh thu 4.500 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 247 triệu USD; lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng; thu nhập bình quân NLĐ tăng 6-10% so với năm 2023; chia cổ tức từ 20-40% vốn điều lệ.
Theo Tổng cục Hải quan, đến nay, cả nước có 75 doanh nghiệp đang được áp dụng doanh nghiệp ưu tiên, trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang