Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Dệt may mới khai thác được 173 triệu USD từ thị trường Australia
Thế Hải - 12/05/2018 15:22
 
Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Australia tính đến cuối năm 2017 mới đạt 173 triệu USD. Với quy mô nhập khẩu gần chục tỷ USD/năm, Australia là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam
Năm 2017, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Australia đạt 173 triệu USD.
Năm 2017, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Australia đạt 173 triệu USD.

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết tại Chile vào tháng 3/2018, với một số gương mặt mới, trong đó có Australia, đang được các doanh nghiệp dệt may kỳ vọng có thể gia tăng xuất khẩu sang thị trường này khi CPTPP có hiệu lực.

Tại Hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Australia trong bối cảnh CPTPP”  được Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tổ chức tuần qua, đã có nhiều thông tin đáng để các nhà xuất khẩu dệt may lưu tâm.

Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, theo cam kết trong Hiệp định CPTPP, Australia sẽ giảm thuế nhập khẩu về 5% ngay trong năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực; về 0% từ năm thứ tư kể từ ngày có hiệu lực đối với hầu hết các sản phẩm thuộc nhóm HS 6203, HS 6204, HS 6206. 

“Đối thủ cạnh tranh với dệt may Việt Nam tại Australia là Trung Quốc với thị phần 66,2%, tiếp đến là Ấn Độ, Indonesia, Bangladehs,...dù vậy, đây vẫn là thị trường hết sức tiềm năng trong khi Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2%, ta sẽ có nhiều lợi thế khi CPTPP có hiệu lực, trong khi Trung Quốc chưa phải là thành viên CPTPP”, theo ông Nam.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, hiện nay tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị Australia chỉ dưới 10%.

“Hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Australia được 173 triệu USD, tương đương 1,9% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Australia”.

Theo các chuyên gia, để khai thác hiệu thị trường Australia, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải tích cực quảng bá, tiếp cận thị trường mà còn cần hiểu đặc điểm riêng của thị trường Australia.

Vài năm gần đây mới đã có một số doanh nghiệp bắt đầu quan tâm tìm kiếm khách hàng Australia bằng việc tham gia vào các Hội chợ, triển lãm tại đây.

Tuy nhiên, theo VITAS, do những đơn hàng khởi đầu thường khá nhỏ để xem xét nguồn cung và mức độ tiếp cận của người tiêu dùng  nên một số doanh nghiệp chưa mặn mà, nhưng thực ra nếu mọi thứ ổn thì sẽ có đơn hàng lớn hơn nhiều.

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may năm 2017 của khối CPTPP đạt trên 53 tỷ USD trong đó  Australia là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 3 với kim ngạch trên 6,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,67%. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2017 vào khối CPTPP đạt trên 4,8 tỷ USD, chiếm 9,07% thị phần, tiềm năng phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào khối CPTPP nói chung và thị trường Australia nói riêng là rất lớn.

“Để khai thác hiệu thị trường Australia, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải tích cực quảng bá, tiếp cận thị trường mà còn cần hiểu đặc điểm riêng của thị trường Australia, ông Cẩm lưu ý.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2017, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt 6,46 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm 2016, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt 3,3 tỷ USD, tăng 15,1%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 3,1 tỷ USD, tăng 30,5%. Như vậy tính cả năm 2017, Việt Nam xuất siêu 200 triệu USD sang thị trường này.

Đáng lưu ý, trong 5 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm qua vẫn chưa có dệt may mà thuộc về: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; Dầu thô; Pương tiện vận tải và phụ tùng; Sắt thép các loại và các sản phẩm hóa chất.

Xuất khẩu mặt hàng dệt và may mặc tăng 15,7% trong 4 tháng đầu năm
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc trong 4 tháng đầu năm ước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Đây cũng là mặt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư