Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Dệt may và da giày trong TPP: Cơ hội nhiều, nhưng không dễ tận dụng
Nhóm PV - 24/03/2016 08:34
 
Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), dệt may và da giày thuộc nhóm ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tận dụng cơ hội là không dễ. Dưới đây là kiến nghị của của lãnh đạo một số doanh nghiệp nhằm khai thác những cơ hội đó.

Công trình xanh - ‘cỗ máy sinh lời’ cho chủ đầu tư trong hội nhập TPP

- Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam
- Ông Võ Minh Nhựt, Tổng giám đốc NS BlueScope Việt Nam

Đối với ngành dệt may và da giày khi tham gia TPP thì yếu tố phát triển bền vững là điều tiên quyết giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội và xây dựng nền tảng cạnh tranh vững chắc. Giải pháp Công trình xanh được xem là công cụ hiệu quả cho sản xuất bền vững, nhờ tiết kiệm năng lượng và nước, góp phần giảm đáng kể chi phí vận hành.

Đứng về khía cạnh kinh doanh, làm công trình xanh có thể tốn thêm chi phí, nhưng đó hoàn toàn là đầu tư tăng thêm, chứ không mất đi. Sau thời gian hoàn vốn, thường 1 - 5 năm, các thiết bị này là “cỗ máy” sinh lời cho chủ đầu tư.

Đầu tư công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quyết định

- Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Garmex Sài Gòn
- Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Garmex Sài Gòn

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 30 tỷ USD vào năm 2020 và 55 tỷ USD vào năm 2025, với điều kiện khi nguồn cung nguyên liệu phát triển tương ứng cùng các giải pháp đồng bộ.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp dệt may khai thác cơ hội và nếu không phát triển công nghiệp hỗ trợ tương ứng tốc độ tăng trưởng ngành dệt may là 20 - 25%/năm thì dự báo trên sẽ không thể trở thành hiện thực. Ngoài ra, đầu tư công nghiệp hỗ trợ còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động kiểm soát chất lượng đầu vào, kế hoạch giao hàng và thủ tục hải quan.

Trước mắt, có thể triển khai thực hiện một số giải pháp như chỉ đạo cơ quan hữu quan thống kê, phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, từ đó tổng hợp, dự báo nhu cầu nguyên liệu theo chủng loại để làm cơ sở hoạch định cơ cấu sản xuất sản phẩm hỗ trợ.

Thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị

TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam
TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam

Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may thì Việt Nam mới chủ yếu tham gia phần cắt và may trong chuỗi cung ứng, trong đó hầu hết là sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, nên giá trị gia tăng thấp.

Tương tự, trong chuỗi giá trị toàn cầu về da giày, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu gia công theo đơn hàng từ nước ngoài, chứ chưa chủ động được khâu nguyên phụ liệu, nên lợi nhuận thấp.

Để tận dụng cơ hội từ TPP, chúng tôi đề xuất 5 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thông qua việc phát triển và quy hoạch các cụm công nghiệp dệt may, da giày.

Thứ hai, hỗ trợ tín dụng cho các dự án/doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, da giày, đặc biệt là các doanh nghiệp nội.

Thứ ba, đầu tư công nghệ máy móc, nâng cao khả năng thiết kế, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Thứ tư, doanh nghiệp dệt may, da giày cần tăng cường hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng và cộng hưởng nguồn lực.

Thứ năm, tăng cường đầu tư, thu hút đầu tư vào các công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu, dệt và nhuộm.

Lưu ý gì cho doanh nghiệp dệt may, da giày khi vào TPP
Năm 2015, Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, ngành da giày - túi xách đã xuất khẩu được tổng giá trị cao nhất từ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư