Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa Singapore liên kết đào tạo
Ngọc Tân - 23/02/2016 16:33
 
Sáng 23/2, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về việc triển khai đào tạo theo mô hình Ý tưởng - Thiết kế - Thực hiện - Vận hành (CDIO) giữa trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và Trường Đại học Bách Khoa Singapore (Singapore Polytechnic). Dự án này sẽ được thực hiện trong 3 năm với sự hỗ trợ của Quỹ Temasek (Singapore) với khoản tài trợ 634.820 USD và trường Đại học Bách khoa đối ứng số tiền 290.800 USD.

Theo đó, mô hình CDIO sẽ được áp dụng tại các trường đại học và cao đẳng thuộc Đại học Đà Nẵng, gồm các Trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm, Cao đẳng Công nghệ và Cao đẳng Công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại đại học Đà Nẵng.

Đối với các giảng viên, mô hình CDIO sẽ là cơ sở giúp cho việc lập kế hoạch chương trình đào tạo và thiết kế các kinh nghiệm học tập tốt hơn, cũng như các cách tiếp cận mới để đánh giá sát với các nhu cầu thực tế hơn.

Đối với sinh viên, đây sẽ là cơ hội để các sinh viên có được một loạt các kỹ năng về kỹ thuật và cá nhân cùng với các kinh nghiệm về sản phẩm và xây dựng hệ thống, qua đó có thể kết hợp tốt hơn kiến thức với kỹ năng và kinh nghiệm làm việc theo yêu cầu công nghệ, xã hội.

Ký kết biên bản đào tạo mô hình CDIO giữa lãnh đạo ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa Singapore.
Ký kết biên bản đào tạo mô hình CDIO giữa lãnh đạo ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa Singapore

Trong khuôn khổ của Dự án này, sẽ có các hội thảo được tổ chức nhằm đào tạo và huấn luyện 160 giảng viên đến từ 6 trường thành viên ĐH Đà Nẵng, sau đó sẽ chọn ra 70 giảng viên để tào tạo chuyên sâu các kỹ năng: Thiết kế chương trình tích hợp, thiết kế kinh nghiệm học tập thực nghiệm tích cực, nhận thức và thiết kế các sản phẩm và hệ thống cải tiến, đánh giá các chương trình để cải tiến liên tục. Tiếp đến, 70 giảng viên này sẽ được lựa chọn ra 20 giảng viên để tiếp tục đào tạo trở thành chuyên gia CDIO. Và để nhân rộng mô hình này, nhóm 20 chuyên gia này sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện, đào tạo lại cho 120 giảng viên các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng.

Phát biểu tại lễ ký kết, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng chia sẽ: đào tạo nguồn nhân lực nói chung, giáo dục nói riêng của Việt Nam cũng như là của Đà Nẵng rất quan tâm. Trong nhiều năm vừa qua, Đại học Đà Nẵng đã đưa ra rất nhiều giải pháp để đào tạo nâng cao năng lực giảng viên, sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hợp tác giữa Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Singapore về mô hình đào tạo CDIO là mình chứng rất rõ về thực hiện nhiệm vụ này. Qua lễ ký kết này, chúng ta hy vọng rằng trong thời gian ngắn nữa, chúng ta sẽ có được một nguồn nhân lực tốt hơn, chất lượng hơn, một chương trình đào tạo hoàn chỉnh hơn, cập nhật hơn, phù hợp với chuwogn trình đào tạo chung của Châu Á”.

Đà Nẵng kêu gọi Anh quốc hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, công nghệ cao
Đà Nẵng bày tỏ hy vọng thông qua chuyến thăm của đoàn Hội đồng thành phố London (Anh), hai bên sẽ có thể kết nối hợp tác trên các lĩnh vực du...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư