Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
ĐHĐCĐ BIDV: Mục tiêu lợi nhuận tăng 52,6%, dự phòng rủi ro đã lên tới 1 tỷ USD
T.L - 29/04/2022 14:28
 
Năm 2022, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận khả quan, trong khi trích lập dự phòng giảm đáng kể nhờ tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, nền kinh tế phục hồi tốt.

Lợi nhuận tăng mạnh do giảm gánh nặng dự phòng

Sáng 29/4, Ngân hàng TMCP BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, thông qua một loạt chỉ tiêu kinh doanh ấn tượng năm 2022: Lợi nhuận trước thuế đạt 20.600 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với thực hiện năm trước. Dư nợ tín dụng tăng trưởng 12,5%, huy động vốn phù hợp với mức sử dụng vốn và cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng với dự kiến tăng 13% trong năm nay.

Trong giai đoạn 5 năm tới, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng bình quân 8-12%, dư nợ cuối kỳ và huy động vốn tăng trưởng lần lượt 8-12,5% và 8-13%. Lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng tăng từ 19-26% mỗi năm. Ngân hàng cũng sẽ phấn đấu để tỷ lệ ROE luôn cao hơn 12,5% trong cả giai đoạn, đồng thời duy trì hệ số CAR đảm bảo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về mục tiêu lợi nhuận năm nay, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cho biết, những năm qua, ngân hàng luôn duy trì mức chênh lệch thu chi ở mức cao, đồng thời ngân hàng cũng trích lập dự phòng để nâng cao chất lượng tín dụng. BIDV là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp, 0,82% năm 2021. Chính vì vậy, năm 2022, với chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt hơn, tỷ lệ trích lập dự phòng tốt hơn, ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận tốt hơn.

 Kết thúc quý I/2022, huy động vốn của ngân hàng tăng 1,3% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng đạt 4,7%. Chất lượng nợ xấu ở 0,8%. Lợi nhuận hợp nhất quý I/2022 đạt 4.513 tỷ đồng và thực hiện 22% kế hoạch năm.

Các khoản thu khác như thu nợ ngoại bảng để gia tăng lợi nhuận thường diễn ra vào quý III và quý IV, do đó lợi nhuận những quý cuối năm thường tăng mạnh hơn.

Tăng mạnh vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng

Năm nay, BIDV thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng lên mức 61.208 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 21%. BIDV dự định tăng vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và phát hành thêm cổ phần bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.

Cụ thể, nhà băng này sẽ phát hành thêm hơn 607 triệu cổ phiếu (tương đương 12% số cổ phần đang lưu hành) để trả cổ tức năm 2021 từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Theo đó, BIDV có thể huy động 6.070 tỷ đồng theo phương thức này.

Bên cạnh đó, BIDV dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.552 tỷ đồng thông qua phát hành thêm hơn 455 triệu cổ phần bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ. Hiện nay, hệ số CAR riêng lẻ của BIDV LÀ 8,6%, vì vậy, việc tăng vốn điều lệ là rất cần thiết.  

Liên quan đến việc trích lập dự phòng rủi rom, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho hay, năm 2021, nếu không có Covid-19, BIDV sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn. Nhưng do dịch Covid-19, năm 2021, ngân hàng đã dành 7.900 tỷ đồng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Mức trích lập dự phòng rủi ro năm ngoái là 29.000 tỷ, đảm bảo tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 235%.  

“Năm 2022, BIDV dự kiến trích lập dự phòng rủi ro 23.000 tỷ đồng trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát bình thường, còn nếu dịch được kiểm soát tốt hơn thì số trích lập sẽ về mức thấp hơn”, Chủ tịch BIDV cho biết.

Thị phần, doanh thu khủng nhất hệ thống, BIDV có trở lại đường đua?
Giữ ngôi vô địch cả về thị phần tín dụng, doanh thu và lợi nhuận trước dự phòng rủi ro song BIDV đang thua nhiều ngân hàng do trích lập dự phòng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư