Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
ĐHĐCĐ LienVietPostBank: Dự kiến giữa tháng 6/2022 sẽ ký hợp đồng bảo hiểm
T.V - 28/04/2022 16:50
 
Trả lời thắc mắc cổ đông, ông Phạm Doãn Sơn, Tổng giám đốc LienVietPostBank cho biết, dự kiến giữa tháng 6/2022 sẽ ký hợp đồng bảo hiểm độc quyền.

Theo ông Sơn, hiện Ngân hàng đang trong quá trình đàm phán để ký hợp đồng bảo hiểm độc quyền, đem lại nguồn thu cho ngân hàng.

Phát biểu tại ĐHCĐ chiều nay, ông Trần Ngọc Huy, Chủ tịch HĐQT LPB cho hay, năm 2021 là một năm đầy thách thức khi đại dịch Covid-19 tác động lên nền kinh tế nói chung, ngành ngân hàng và LPB nói riêng.

Tuy nhiên, LPB đã có chiến lược đề ra để vượt qua thách thức, đạt được kết quả ĐHCĐ đề ra.

Kết thúc năm tài chính 2021, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 289.194 tỷ đồng, huy động thị trường 1 đạt 217.014 tỷ đồng, tín dụng thị trường 1 đạt 209.029 tỷ đồng, thu dịch vụ đạt 858 tỷ đồng, đặc biệt lợi nhuận trước thuế đạt 3.638 tỷ đồng (tăng hơn 50% so với năm 2020).

Từ những thành công đã đạt được và tiềm lực sẵn cóHội đồng quản trị Ngân hàng đã trình ĐHĐCĐ phương án kinh doanh năm 2022, thể hiện cho sự nỗ lực chinh phục những mục tiêu thách thức hơn. 

Các chỉ tiêu được đưa ra là: tổng tài sản là 336.000 tỷ đồng, huy động thị trường 1 là 257.070 tỷ đồng, tín dụng thị trường 1 là 246.650 tỷ đồng, thu dịch vụ 1.150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 4.800 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 12%.

Năm 2022, mặc dù còn khó khăn, nhưng Chủ tịch HĐQT LPB tin rằng, với sự đồng lòng của cổ đông, HĐQT, toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng sẽ nỗ lực để thực hiện kế hoạch HĐQT giao.

Triển khai ứng dụng các chuẩn mực kinh tế trong hoạt động kinh doang, hướng tới Basel III.

Nội dung thảo luận

Vì sao CASA của LPB giảm năm qua?

Tỷ lệ huy động vốn không kỳ hạn (CASA) đúng là CASA tăng sẽ giảm được chi phí cho ngân hàng. Tuy nhiên, với chiến lược bán lẻ LPB đẩy mạnh số hóa ngân hàng và tăng trưởng dịch vụ cá nhân đi theo hướng chuyển tiền, tỷ lệ tiền gửi cá nhân cao.

Trong năm qua, dự phòng rủi ro của LPB tăng, trong khi tín dụng tăng thấp?

Dự phòng của ngân hàng tăng trong năm qua, do phải trích lập theo quy định tái cơ cấu đối với khách hàng ảnh hưởng dịch.

Hiện tại bên LPB đã có những công ty bảo hiểm nào cũng như Ngân hàng đang đàm phán với công ty bảo hiểm nào để tiến hành ký bảo hiểm độc quyền?

Ngân hàng đã kết thúc hợp đồng độc quyền 5 năm với Daiichi và hiện LPB cũng đang tích cực đàm phán với các đối tác bảo hiểm khác để đi đến việc ký hợp đồng bảo hiểm độc quyền. Tuy nhiên, do đang quá trình đàm phán nên ngân hàng chưa thể tiết lộ được đối tác.

Nhưng chúng tôi cố gắng đến giữa tháng 6/2022 có thể đi đến hợp tác ký hợp đồng bảo hiểm độc quyền.

Xu hướng lãi suất hiện tại ngân hàng nhận thấy rủi ro nào trong việc giữ và tăng NIM (biên lãi ròng) cũng như lợi nhuận của Ngân hàng?

Mặt bằng lãi suất huy động tăng, trong khi lãi suất cho vay ra khó tăng cao có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng, song với chiến lược bán lẻ được đẩy mạnh trong nhiều năm qua của LPB nên biên lãi ròng (NIM) không giảm nhiều.

NIM 2021 của LPB là 3,5% và dự kiến năm nay NIM tăng nhẹ lên 3,6%.

Lợi nhuận LPB đưa ra cho năm 2022 là 4.800 tỷ đồng trước thuế nhưng ngân hàng cũng phải hết sức cố gắng, do phải dự phòng tăng trích lập dự phòng trong bối cảnh thị trường còn khó khăn.

Trong năm 2022, lợi nhuận LPB đưa ra có phần khiêm tốn, nhưng điều đó không có nghĩa là lợi nhuận sẽ tăng cao hơn mục tiêu đưa ra.

Tín dụng bất động sản đang dược NHNN siết lại, xin hỏi dư nợ cho vay bất động sản tại LPB hiện nay ra sao và có ảnh hưởng bởi chính sách siết chặt hay không?

Tỷ lệ cho vay bất động sản tại LPB hiện nay là khoảng 8-10% và ngân hàng cũng đang từng bước

Vì sao tín dụng quý I/2022 tăng thấp trong khi các ngân hàng khác tăng cao?

Sở dĩ tín dụng quý I/2022 của LPB đi ngang và tăng tương đối do Ngân hàng giảm dư nợ cho vay tại một số dự án, với khoảng 13.000 tỷ đồng nên tín dụng quý I/2022 đi ngang.

Ngân hàng kỳ vọng thu từ nợ xấu (tức có thể hoàn nhập dự phòng) trong năm nay?

Ngân hàng cũng từng bước củng khách hàng tháo gỡ khó khăn. Nếu khách hàng nào còn khó khăn sẽ cùng với họ để tìm ra giải pháp nếu có hướng đi tốt.

Dư nợ tái cơ cấu do ảnh hưởng dịch theo Thông tư 01, 03 và 14 của LPB như thế nào và Ngân hàng xử lý ra sao?

Dư nợ tái cơ cấu khách hàng ảnh hưởng dịch tại LPB khoảng 1.500 tỷ đồng.

Ngân hàng đẩy mạnh bán lẻ, nhưng có vẻ như hiện nay ngân hàng nói chung và LPB đang gặp khó trong đẩy mạnh bán lẻ?

Đúng là thị trường khó khăn thì hoạt động bán lẻ của ngân hàng cũng có khó khăn nhất định. Tuy nhiên, với thị phần bán lẻ gia tăng sẽ tác động tích cực lên hoạt động của ngân hàng.

Vừa rồi việc Tổng công ty bưu điện thoái vốn không thành công tại LPB, vì sao?

Giữa thời điểm bán đấu giá thì trùng với thời điểm giá cổ phiếu ngân hàng nói chung và LPB nói riêng giảm nên đã không thành công. Bởi với công ty nhà nước thì việc bán giá dưới mức đấu giá là rất khó thành công.

Kế hoạch phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài đã được ĐHCĐ thông qua nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Vậy khi nào sẽ được ngân hàng triển khai?

Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua chưa được triển khai, do giá cổ phiếu chưa đạt được mức kỳ vọng. Vả lại cũng không vội bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nếu không đem lại lợi ích cho cổ đông.

Tín dụng bán lẻ tăng mạnh, lợi nhuận quý I/2022 của LienVietPostBank tăng 62%
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Liên Việt tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.795 tỷ đồng, chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần tăng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư