-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
Bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 8/5, thị trường chứng khiến sự sụt giảm "lịch sử" trên cả hai sàn, với đại đa số các mã cổ phiếu đều ở tình trạng trống trơn bên mua và bên bán "chất" giá sàn.
Đặc biệt, các cổ phiếu blue-chip đồng loạt lao dốc, điểm hình như FPT, DHG, SSI, VNM, REE với mức giảm từ 5 - 15%. Tuy vậy, các bluechip cạn room đều vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 49% cho thấy lực cầu từ khối ngoại với các cổ phiếu bluechip vẫn tốt.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 49% các bluechip cạn room cho thấy lực cầu của khối ngoại vẫn rất tốt |
Theo ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), trong những phiên vừa qua, các cổ phiếu giảm điểm thấp so với thị trường đều là những mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào mạnh nhất.
Thống kê từ đầu tháng 5 đến nay cho thấy, số phiên giao dịch không nhiều, cũng là thời điểm thị trường sụt giảm nghiêm trọng, khối ngoại lại đổ hàng nghìn tỷ đồng vào thị trường chứng khoán.
Trong phiên ngày 15/5, khối ngoại đã mua ròng hơn 425 tỷ cổ phiếu và đây là phiên mua ròng thứ 17 liên tiếp. Tính chung trong nửa tháng qua, họ đã mua vào khoảng 85 triệu cổ phiếu, trị giá gần 1.700 tỷ đồng.
"Đối với các cổ phiếu hiện đã cạn room cho khối ngoại như FPT, DHG, SSI..., mặc dù nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, nhưng không thể mua được, đây là nguyên nhân chính khiến các cổ phiếu này giảm sâu trong những phiên vừa qua", ông Long nhận định.
Rõ ràng, nhà đầu tư có quyền lo lắng về tình hình căng thẳng trên biển Đông liên quan đến việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhận định, nhà đầu tư phản ứng quá đà, không hợp lý. Các doanh nghiệp vẫn đang làm ăn tốt, có lợi nhuận tăng mạnh. Giá trị nội tại của doanh nghiệp được giữ vững, nhiều đơn vị trả cổ tức cao, chia thưởng lớn, tăng vốn mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Theo ông Kevin Snowball, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ PXP Việt Nam, khi thị trường đang bị chi phối nặng nề bởi tâm lý từ sự kiện trên thì đây là cơ hội mua cổ phiếu với giá rẻ để chờ ngày thị trường tăng trở lại. Sẽ còn hữu ích hơn nữa đối với thị trường, nếu Chính phủ Việt Nam đưa ra thông báo về việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong một vài ngày tới, hoặc vấn đề biển Đông với Trung Quốc được giải quyết ổn thỏa.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trung Kiên, chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vẫn đánh giá tích cực về các cổ phiếu nói trên. "Chẳng hạn, đối với cổ phiếu FPT, tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực với mức giá mục tiêu là 58.600 đồng/cổ phiếu", ông Kiên chia sẻ.
Kết thúc quý I/2014, doanh thu của FPT đạt 6,9 nghìn tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ. Theo đánh giá của ông Nguyễn Tiến Dũng, chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), mức tăng trưởng này khá ấn tượng trong bối cảnh thị trường viễn thông đang dần bão hòa, thị trường phân phối và bán lẻ đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà phân phối và thị trường phần mềm trong nước chưa có nhiều khởi sắc, dù có nhiều tiềm năng trong tương lai.
Bà Lê Thị Ngọc Anh Chuyên viên phân tích Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến các mã blue-chips, đặc biệt là các mã đầu ngành. FPT thỏa mãn hai tiêu chí đó. Thêm nữa, ngành công nghệ thông tin có vai trò khá lớn trong nền kinh tế và vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Hoạt động xuất khẩu phần mềm của FPT còn nhiều dư địa tăng trưởng và FPT hiện có chiến lược toàn cầu hóa và kế hoạch M&A. “Do đó, chúng tôi cho rằng việc nới room sẽ là một động lực lớn để giá cổ phiếu FPT tăng”, bà Ngọc Anh nhận định.
Với riêng trường hợp giảm điểm cổ phiếu FPT, một số chuyên gia phân tích còn lưu ý đến một vấn đề mang tính kỹ thuật là năm 2013, FPT chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%, và giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền 7/5 được điều chỉnh giảm từ 65.000đ/ cổ phiếu xuống 50.800đ/cổ phiếu. Việc điều chỉnh giá tham chiếu được thực hiện đúng vào đợt thị trường giảm điểm mạnh có thể khiến tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng.
TIN LIÊN QUAN | |
Nhìn lại tuần đứng tim của thị trường chứng khoán | |
Nghiêm trị kẻ thao túng chứng khoán | |
Tâm lý nhà đầu tư tạm ổn sau cú sốc | |
Thị trường chứng khoán bị 'đánh xuống' có chủ đích? |
Hợp Trang
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up