-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Ông Cao Hữu Hiếu, Phó TGĐ Vinatex cho rằng, Covid-19 là phép thứ "sức khỏe" với các doanh nghiệp dệt may, từ đó các DN tự sắp xếp lại chuỗi sản xuất, cung ứng của ngành. |
Cho rằng, tác động của dịch Covid - 19 với cả nền kinh tế đã khá rõ ràng, trong đó với riêng ngành dệt may, chắc chắn sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực và Covid chính là phép thử rõ nhất với "sức khỏe" của các doanh nghiệp dệt may, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) khẳng định, trong khó khăn luôn có cơ hội và mỗi doanh nghiệp sẽ tự nhìn thấy và có kế hoạch, hành động nắm bắt thời cơ đó.
Trao đổi trong buổi ra mắt sản phẩm Khẩu trang mới của Vinatex do Công ty TNHH Một thành viên Dệt kim Đông Xuân sản xuất chiều 12/3, ông Hiếu xác nhận, chỉ trong vài tuần tới, kết quả sản xuất kinh doanh quý 1 của ngành dệt may sẽ được công bố, theo đó, sự ảnh hưởng của dịch bệnh với từng DN sẽ khá rõ ràng.
Số liệu thống kê về tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại 2 tháng đầu năm của Bộ Công Thương cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 4,5 tỷ USD, giảm 1,7%; xơ, sợi dệt các loại giảm mạnh hơn tới 16,5% so với cùng kỳ.
Còn theo báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), do phụ thuộc phần lớn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, đa số các doanh nghiệp ngành dệt may chỉ dự trữ nguyên phụ liệu tới đầu tháng 3/2020 hoặc đầu tháng 4/2020. Do đó, khả năng nhiều doanh nghiệp trong ngành phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn.
"Khó khăn của dịch Covid-19 sẽ là dịp để các doanh nghiệp trong ngành dệt may tự nhìn lại mình, tổ chức lại sản xuất để tìm ra cách tự sắp xếp lại chuỗi sản xuất, cung ứng của ngành. Khi ta bị phụ thuộc quá nhiều vào một địa chỉ cung ứng nguyên phụ liệu mà khi nơi đó có vấn đề thì phải xoay chuyển ứng biến ra sao. Với riêng Vinatex, từ thực tiễn đang trải qua, sắp tới Tập đoàn sẽ có những ưu tiên trong chỉ đạo các đơn vị, để ứng phó kịp thời khi đầu vào bị hạn chế, đồng thời tìm ra các sản phẩm mới, phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp", ông Hiếu bày tỏ.
Thực tế, 2 tháng đầu năm, trong khó khăn của dịch bệnh, có những doanh nghiệp vẫn tìm được cơ hội và có được tăng trưởng, đó là trường hợp của Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân.
Theo ông Trần Việt, Tổng giám đốc Dệt kim Đông Xuân cho biết, do sở hữu chuỗi sản xuất khép kín, tự sản xuất được vải, với mặt hàng chủ lực là vải dệt kim, trong đó 90% đơn hàng xuất khẩu được làm cho khách Nhật Bản, nên Công ty không chịu tác động như nhiều DN trong ngành, thậm chí còn chớp cơ hội tăng doanh số từ việc may khẩu trang và tăng sản lượng vải bán cho các doanh nghiệp trong ngành.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG cho biết, đến thời điểm hiện tại TNG vẫn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào và đảm bảo đủ cho sản xuất tới hết quý 2 năm 2020 và đang có kế hoạch chuẩn bị cho đơn hàng quý 3/2020.
Ông Thời khẳng định, đơn hàng cho năm 2020 rất tốt. Nhiều khách hàng truyền thống của Công ty như Decathlon (Pháp) tăng 29% so cả năm 2019, Spormaster (Nga) tăng 73% so cả năm 2019… Các khách hàng đều đề nghị tăng đơn hàng. Chẳng hạn, Spormaster của Nga, đề nghị năm 2020, TNG phải tăng giá trị đơn hàng lên 15-20 triệu USD, gấp 3 lần so với mức hiện nay, tức là bằng giá trị công suất 1 nhà máy.
Mặc dù thị trường chung bị ảnh hưởng bởi covid-19, song tổng kết 2 tháng đầu năm 2020, doanh thu của TNG vẫn đạt gần 560 tỷ đồng, tăng 4% cùng kỳ năm trước. Ông Thời cho biết, năm 2020 Công ty dự kiến kế hoạch tăng trưởng doanh thu khoảng 10%, tương đương 4.900 tỷ đồng.
Thông tin từ lãnh đạo Vinatex, sau những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và ngành hải quan nỗ lực ở mức cao để kiểm tra, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới, nên từ đầu tháng 3 đến nay, lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu về thị trường trong nước đã có sự cải thiện.
Ông Hiếu cho biết, tin vui là hiện nay lượng nguyên phụ liệu đã bắt đầu về tới các doanh nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp trong Tập đoàn đang phải cân đối lại kế hoạch sản xuất, huy động lực lượng lao động để bù lại thời gian gián đoạn bởi thiếu nguyên phụ liệu, từ đó tăng tốc sản xuất, kịp tiến độ giao hàng cho khách.
"Hy vọng dịch qua mau, tạo điều kiện để các doanh nghiệp quay lại ghuồng sản xuất kinh doanh bình thường, để tiếp tục tìm kiếm đơn hàng mới, thị trường mới", ông Hiếu nói.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"