-
Khơi thông dòng chảy kiều hối cuối năm -
Sacombank đạt chứng nhận quốc tế uy tín PCI DSS 11 năm liền -
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC -
Vàng miếng SJC tiếp tục rớt giá cuối tuần -
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện, đồng hành cùng EVNNPT -
Tỷ giá USD hạ nhiệt nhưng vẫn cao kịch biên độ
Nhà hàng Twinkle Premium Kids Cafe mới khai trương hôm 4/8 tại thành phố Thượng Hải đã thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh với không gian tuyệt đẹp và dịch vụ spa dành cho trẻ em. Nhà hàng này thiết kế nhiều không gian đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như: khu vực uống trà dành cho bố mẹ, khu vui chơi trong nhà, khu spa dành cho trẻ em. Riêng không gian spa được trang trí với tông màu hồng như một lâu đài để các bé gái trải nghiệm cuộc sống của những nàng công chúa.
Các bé gái khoác lên mình chiếc áo choàng màu hồng và được chăm sóc như công chúa khi đến Twinkle Premium Kids Cafe. Ảnh: Weibo. |
Các bé sẽ được tận hưởng dịch vụ spa như massage chân, đắp mặt nạ, làm móng trong khi nhấm nháp ly nước ép hoa quả như nàng công chúa trong các bộ phim của Disney. Mỗi suất thư giãn có giá 218 tệ (tương đương 750.000 đồng) cho 3 tiếng trải nghiệm.
Dịch vụ spa đắt đỏ này nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Nhiều người nói các bé còn quá nhỏ để tận hưởng dịch vụ và dễ gây "bệnh công chúa". Đây là thuật ngữ phổ biến ở Trung Quốc để chỉ những cô gái ham vật chất, luôn coi mình là trung tâm và quen được nuông chiều dễ sinh hư hỏng.
Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng việc cho con tận hưởng dịch vụ đắt tiền chỉ là cách quan tâm tới giá trị sống của chúng. Một người dùng dịch vụ Xiaohongshu (trang mua sắm hàng hiệu Trung Quốc) nêu ý kiến: "Những bà mẹ này chỉ muốn dành cho con gái nhỏ điều tốt nhất trong khả năng. Tôi thấy không có gì đáng ngại".
Không gian tràn ngập màu hồng từ khăn tắm, áo choàng, ghế ngồi đến cả chậu ngâm chân tại spa quý tộc. Ảnh: Weibo. |
Vài năm trở lại đây, các ông bố bà mẹ Trung Quốc ngày càng chi nhiều tiền hơn cho dịch vụ xa xỉ dành cho con cái của họ như quần áo hàng hiệu, đồ chơi đắt tiền hay tham gia lớp học năng khiếu đặc biệt.
Theo Jing Daily, năm 2015, khoảng 60% phụ huynh Trung Quốc ở các thành phố lớn chi hơn 3.000 nhân dân tệ (tức gần 10 triệu đồng) mỗi tháng mua đồ hiệu cho con cái. Bên cạnh những tủ đồ hiệu, các bậc phụ huynh Trung Quốc còn đua nhau đưa con đi du học tại các nước có học phí đắt đỏ như Singapore, Mỹ, châu Âu.
-
Vàng miếng SJC tiếp tục rớt giá cuối tuần -
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện, đồng hành cùng EVNNPT -
Tỷ giá USD hạ nhiệt nhưng vẫn cao kịch biên độ -
Vàng quốc tế đảo chiều tăng khi Fed giảm thêm 0,25% lãi suất, giá vàng SJC chỉ nhích nhẹ -
Sắp khai trương phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng -
Ngân hàng Nhà nước: Điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới tiếp tục gặp nhiều áp lực -
Vàng trang sức được sử dụng như vàng miếng, NHNN nghi ngờ nguyên liệu sản xuất là vàng lậu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/11 -
2 Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc -
3 Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ -
4 Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt -
5 Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70%
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng